Quy Định Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Khách Sạn

Kinh doanh khách sạn bên cạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ lưu trú tốt nhất đến khách hàng còn phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, tính mạng của họ. Những sự cố ngoài ý muốn như cháy, nổ… trong khách sạn hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn cháy nổ. Hãy cùng Quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về quy định phòng cháy chữa cháy trong khách sạn hiện nay như thế nào nhé!

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định về an toàn phòng chống cháy nổ của cơ quan, tổ chức (bao gồm cơ sở kinh doanh khách sạn) nêu rõ:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

khach san phai duoc dau tu trang thiet bi phong chay chua chay
Khách sạn phải được đầu tư hiện đại về các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

f) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Quy định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động cơ sở khách sạn không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

Theo Điều 19 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định về việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở (bao gồm cơ sở kinh doanh khách sạn) không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:

1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:

a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).

b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.

khach san se bi tam dinh chi neu co tinh huong chay no xay ra
Khách sạn sẽ bị tạm đình chỉ nếu có tình huống cháy nổ xảy ra

2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.

3. Cơ sở bị tạm đình chỉ theo quy định đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở.

4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản. Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Người đứng đầu cơ sở khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.

van de phong chong chay no nen duoc kiem tra dinh ky
Vấn đề phòng chống cháy nổ nên được kiểm tra định kỳ

Điểm: 5 (4 bình chọn)

Tác giả: Huyên Tô Bội

Tô Bội Huyên ước mơ trở thành một quản lý tại khách sạn 5 sao. Hiện Tô Bội Huyên là biên tập viên của trang Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu. Hy vọng những bài viết chia sẻ kiến thức của Tô Bội Huyên sẽ được mọi người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn