Thiết Kế Bếp Nhà Hàng Nhỏ Và Những Lưu Ý Chẳng Hề Nhỏ

Khi bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, nhiều chủ đầu tư thường gặp phải vấn đề lớn trong việc thiết kế và xây dựng không gian. Đặc biệt là không gian bếp đòi hỏi đầy đủ cơ sở vật chất để đầu bếp cho ra lò những món ăn chất lượng. Tuy nhiên, với những nhà hàng khiêm tốn về mặt diện tích, đây chính là khủng hoảng lớn nhất. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm thiết kế không gian bếp tiện nghi cho mô hình nhà hàng nhỏ.

Khu vực công năng cơ bản cho gian bếp nhà hàng

Dù thiết kế bếp nhà hàng nhỏ hay lớn, chủ nhà hàng phải đảm bảo xây dựng đầy đủ các khu vực công năng cơ bản như sau:

  • Khu chứa thực phẩm: Kho lạnh bảo quản thực phẩm gồm tủ bảo quản rau củ quả hoặc lắp đặt hệ thống đông lạnh đảm bảo cho thực phẩm được bảo quản tốt nhất.
  • Khu sơ chế thực phẩm: Khu vực bao gồm các hệ thống như chậu rửa, giá để đồ, máy cưa xương, dao, thớt, thùng rác…
  • Khu bếp nấu nhà hàng: Thực phẩm sau khi gia công sẽ được chuyển sang bàn chờ ngay tầm tay với đầu bếp. Khu vực này sẽ được lắp đặt và sắp xếp các thiết bị bếp như bếp xào, nấu, bếp hấp, bếp hầm, bếp chiên, bếp nướng…
  • Khu chờ ra đồ ăn: Sau khi các món ăn được chế biến, món ăn được để chờ ra bàn soạn hoặc đặt lên xe đẩy ra đồ… Khu vực này cần thiết kế thuận tiện gần với cửa ra vào để đáp ứng được nhanh cho khách hàng ăn uống.
  • Khu rửa bát, vệ sinh đồ dùng: Khu vực này bao gồm các thiết bị cần thiết như máy rửa bát công nghiệp, rọ rác, các chậu rửa, các giá thang inox nhiều tầng, tủ sấy bát công nghiệp…
khong gian bep nha hang
Không gian bếp nhà hàng bao gồm nhiều khu vực chuyên biệt khác nhau

Lưu ý khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Bếp nhà hàng đúng chuẩn phải đảm bảo 2 yếu tố là cơ sở vật chất và tính phong thủy. Về cơ sở vật chất, không gian bếp phải có sự thoáng mát, rộng rãi phục vụ cho việc sơ chế thức ăn, nấu nướng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng việc bố trí những hệ thống thông gió, các thiết bị chế biến và đun nấu an toàn.

Về phong thủy, bạn cần quan tâm đến cách sắp sếp, hướng đặt bếp, bố trí bồn rửa, chậu rửa, không gian bảo quản thực phẩm, màu sơn, cửa sổ, dụng cụ làm bếp, khu vực vệ sinh và xung quanh sao cho hợp với tuổi, mệnh của người đứng đầu nhà hàng.

thiet ke khong gian bep nha hang
Thiết kế không gian bếp nhà hàng cần quan tâm đến cơ sở vật chất và phong thủy

Điều kiêng kị cần tránh trong phong thủy bếp nhà hàng

Theo nguyên tắc “Hỏa kỵ Thủy” trong phong thủy, bếp nhà hàng cần sắp xếp khu nấu tránh xa khu chế biến để hạn chế nước và lửa gần nhau. Các thiết bị tỏa lửa hoặc nhiệt mạnh cũng nên để xa ít nhất là 30 cm so với chậu rửa, thấp hơn bếp nấu và tuyệt đối không đặt trên đường ống dẫn nước.

Khâu trang trí bếp, bạn cần chọn màu sơn, cây cảnh và tranh ảnh phong thủy hợp với tuổi mệnh của chủ nhà hàng. Trước khi chọn một bức tranh phong cảnh hay vị trí đặt cây cảnh, bạn cần phải xem lại mệnh của chủ nhà hàng hợp với màu gì. Đặc biệt, màu sắc không nên là những gam màu quá nóng vì “Hỏa kiệt Hỏa” và tuyệt đối không để chổi quét nhà gần khu vực bếp nấu.

bep nha hang dung phong thuy
Bếp nhà hàng đúng phong thủy sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhân của nó

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là không đặt bếp ở vị trí quá thấp và không có hệ thống thông gió vì điều này khiến lưu giữ khí xấu trong không gian bếp và cũng không lợi về sức khỏe cho người làm bếp về lâu về dài.

Điểm: 5 (3 bình chọn)

Tác giả: Thắng Lâm Đoàn

Lâm Đoàn Thắng là một người đam mê về ngành nhà hàng khách sạn, với ước mơ trở thành một người quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Lâm Đoàn Thắng không ngừng học hỏi, và hiện nay đang là một biên tập viên lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn