Những Câu Tiếng Anh Cần Tránh Khi Trò Chuyện Với Khách Hàng

Tiếng Anh Nhà hàng – Khách sạn khác hẳn so với tiếng Anh giao tiếp thông thường. Tiếng Anh sử dụng trong môi trường dịch vụ cầu kỳ và trang trọng hơn. Để có thể trò chuyện với khách quốc tế một cách chuyên nghiệp và lịch thiệp nhất, hãy cùng Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu lưu ý những câu tối kị trong giao tiếp sau đây nhé!

Những câu tiếng Anh cần tránh khi trò chuyện với khách

Tránh: “Yes?” (Sao ạ?)

Nên: “Good morning. Welcome to …! How can I assist you today?” (Chào buổi sáng. Chào mừng quý khách đến với…! Tôi có thể giúp gì cho ngài ạ?”

Sẽ thật khiếm nhã nếu chào đón khách bước vào khách sạn chỉ bằng một từ gọn lỏn “Yes?”. Đón tiếp khách hàng rất cần sự trịnh trọng và lịch sự ngay khi vừa tiếp xúc với khách. Hãy thể hiện phong thái lịch thiệp bằng việc mở lời chào (kèm theo thời điểm trong ngày) và những câu mang tính gợi mở như “How may I help you?”, “How can I assist you today?”…

chao don khach hang
Tuyệt đối không chào đón khách hời hợt chỉ với một từ “Yes?”

Tránh: “You’ll have to…” (Ông phải…)

Nên: “May I suggest that you…?” hoặc “May I ask you to…?” (Ông có thể…)

“You’ll have to…” mang tính ra lệnh và vô tình gây cảm xúc tiêu cực ở khách. Nhẹ nhàng sử dụng những câu đề nghị, gợi ý như trên sẽ khiến khách cảm thấy thoải mái hơn khi làm theo yêu cầu của bạn.

Tránh: “OK”, “Yeah”, “Yep”, “Uh huh”…

Nên: “Yes”, “Certainly”…

Cần hạn chế tối đa sử dụng khẩu ngữ bình dân. Hãy trang trọng ngay cả khi biểu lộ sự đồng ý.

khong su dung tieng long giao tiep voi khach hang
Hạn chế tiếng lóng, tiếng địa phương khi giao tiếp với khách

Tránh: “No problem” (Không vấn đề gì)

Nên: “It’s my pleasure” hoặc “You are most welcome” (Không có chi ạ)

Ba câu trên đều sử dụng sau khi khách cám ơn. Tuy nhiên, cụm “No problem” (Không vấn đề gì) sẽ khiến khách nghĩ việc bạn hỗ trợ họ là một điều nghiêm trọng. Cách nói ý nhị như “You’re welcome” sẽ tạo thiện cảm tốt hơn.

Tránh: “We can’t guarantee that…” (Chúng tôi không chắc là…)

Nên: “We can make a note of your request” (Chúng tôi sẽ ghi nhận lại yêu cầu của quý khách)
Trong trường hợp khách sạn không chắc chắn đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu đặt phòng của khách, tốt nhất đừng cho khách thấy sự lưỡng lự. Hãy bày tỏ thiện chí bằng việc xác nhận lại yêu cầu của khách và cố gắng đáp ứng ở mức khả thi nhất.

Tránh: “I think so.” (Em nghĩ vậy)

Nên: “I will verify that right now” (Em sẽ kiểm tra ngay)

Đừng biểu lộ thái độ thiếu kiên định khi trả lời khách. Điều đó sẽ khiến khách nghĩ rằng bạn không hiểu rõ về những gì bạn đang cung ứng, phục vụ họ. Khi không chắc chắn điều gì, hãy kiểm tra ngay và cho khách biết chính xác thời gian chờ đợi để bạn xác nhận.

Tránh: “They were supposed to fix this problem last week!” (Chuyện này đáng lẽ phải giải quyết xong từ tuần trước rồi chứ!)

Nên: “I apologize for this inconvenience. Let’s see what we can do for you now”. (Xin lỗi quý khách vì sự bất tiện này. Khách sạn sẽ tìm cách xử lý vấn đề ngay”.

Bộ phận Bảo trì và Buồng phòng đôi khi cũng có những sơ suất khó tránh. Nếu chẳng may khách gặp khủng hoảng trải nghiệm liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị trong phòng, bạn không nên tỏ thái độ bất bình bằng cách lên giọng đổ lỗi, trách móc ngay trước mặt khách. Dịu giọng xin lỗi và cho khách thấy bạn đang cố gắng xử trí là điều nên làm lúc này.

Giao tiếp với khách nước ngoài là công việc đặc thù của nhân viên lễ tân khách sạn. Nắm rõ những câu nói cần tránh khi trò chuyện với khách là cách tốt nhất để bạn giao tiếp với họ một cách tinh tế và lịch thiệp nhất. Đây cũng là kỹ năng mà mọi nhân viên phục vụ tại bộ phận Tiền sảnh cần rèn luyện.

Thấu hiểu nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành Khách sạn nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách nước ngoài của các bạn trẻ, Hướng Nghiệp Á Âu đã thiết kế chương trình tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng khách sạn với nhiều ưu điểm:

  • Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, quản lý cấp cao của các tập đoàn khách sạn quốc tế, giúp học viên trau dồi toàn diện kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.
  • Bổ sung từ vựng, mẫu câu hội thoại chuyên ngành Khách sạn như hướng dẫn đường cho khách, giới thiệu trang thiết bị phòng, đặt buồng và trả buồng, thu đổi ngoại tệ…
nang cao ky nang giao tiep tieng anh nha hang
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh Khách sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu
  • Thời lượng thực hành xuyên suốt, rèn luyện học viên thành thục cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Thời gian học ngắn hạn chỉ 2 tháng, phù hợp với nhu cầu học nhanh, làm việc nhanh của các bạn trẻ.
phong hoc thuc hanh tieng anh khach san tai hnaau
Phòng thực hành nghiệp vụ tại Hướng Nghiệp Á Âu
  • Học viên được hướng dẫn cách viết CV và phỏng vấn xin việc, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Hãy nhanh tay điền vào form đăng ký tư vấn bên dưới để cùng Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu cải thiện trình độ tiếng Anh Khách sạn trong thời gian sớm nhất bạn nhé!

Điểm: 5 (7 bình chọn)

Tác giả: Huyên Tô Bội

Tô Bội Huyên ước mơ trở thành một quản lý tại khách sạn 5 sao. Hiện Tô Bội Huyên là biên tập viên của trang Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu. Hy vọng những bài viết chia sẻ kiến thức của Tô Bội Huyên sẽ được mọi người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn