Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “giờ G” nhưng chưa thật sự hiểu ý nghĩa cũng như mức độ quan trọng của nó, đặc biệt với những bạn làm trong nhà hàng, khách sạn. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giờ G là gì và những khung giờ G bắt buộc phải biết.
Giờ G là gì?
Chữ G trong giờ G là viết tắt của từ Gold (vàng). Giờ G nghĩa là giờ vàng. Đây là mốc thời gian xảy ra sự kiện hay hoạt động quan trọng nào đó. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1917 trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dùng để chỉ giờ bắt đầu mở các cuộc tấn công quân sự.
Chúng ta vẫn thường nghe “giờ G sắp điểm” hay thắc mắc “trước giờ G là gì?”… Điều này báo hiệu cho sự chuẩn bị khẩn cấp cho sự kiện sắp xảy ra.
5 khung giờ G quan trọng trong nhà hàng, khách sạn
Giờ G trong khách sạn
Giờ G trong khách sạn tương ứng với khung giờ check-in (thường là 14:00) và check-out (12:00) của khách.
Giờ G trong nhà hàng
Thông thường, khung giờ G tại nhà hàng dựa theo bữa ăn hàng ngày của thực khách, bao gồm:
- Từ 7:00 – 9:00: Giờ cao điểm buổi sáng, thực khách đến ăn sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc, vui chơi…
- Từ 11:00 – 13:00: Giờ cao điểm buổi trưa, giờ ăn trưa của thực khách. Những nhà hàng gần các văn phòng, hướng đến đối tượng dân văn phòng thì thời điểm này sẽ rất đông khách.
- Từ 18:00 – 20:00: Giờ cao điểm buổi tối, giờ ăn tối của thực khách. Thông thường, giờ cao điểm buổi tối sẽ kéo dài hơn vào những ngày cuối tuần.
Bên cạnh đó, giờ G còn là giờ diễn ra sự kiện như hội nghị, hội thảo, tiệc cưới… trong các nhà hàng, khách sạn đó.
Làm thế nào để làm việc tốt nhất trong khung giờ G?
Trong nhà hàng, vào khung giờ G, lượng khách đến nhà hàng thường tăng gấp 2-3 lần bình thường, đòi hỏi công suất phục vụ cũng tăng theo. Phục vụ bàn phải “luôn tay luôn chân”, hoạt động không ngừng nghỉ với các công việc xoay vòng. Nhân viên cần set up sẵn bàn tiệc, chuẩn bị sẵn các dụng cụ bổ sung cần thiết để quy trình phục vụ khách nhanh chóng hơn…
Còn trong khách sạn, vào giờ G, khách sẽ check in và check-out rất đông nên lễ tân và những bộ phận liên quan sẽ phải hoạt động liên tục để đáp ứng yêu cầu công việc. Trước giờ G, lễ tân cần chuẩn bị kỹ thông tin về danh sách khách dự kiến đến, tổng kết hóa đơn chi tiêu của khách chuẩn bị trả phòng để làm thủ tục check-in, check-out nhanh nhất…
Giờ G chính là thời điểm thường xảy ra những sự cố phát sinh trong nhà hàng, khách sạn như khách phàn nàn vì đợi check in quá lâu, phục vụ nhầm món, nhầm bàn… Công tác chuẩn bị trước giờ G phải được tiến hành nhanh chóng và kỹ lưỡng để hạn chế tối đa những bất cập có thể xảy ra.
Giờ G thật sự rất quan trọng đối với nhà hàng, khách sạn nói chung và nhân viên nói riêng. Hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng để phục vụ tốt nhất trong những khung giờ này.
Ý kiến của bạn