Một trong những điều kiện kinh doanh khách sạn quan trọng nhất chính là sở hữu đủ giấy phép từ cơ quan chức năng. Vậy khi kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, chủ đầu tư cần đăng ký những loại giấy tờ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin từ công ty luật ACC nhé.
Giấy phép cần có khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ
Để đủ điều kiện kinh doanh khách sạn, cần có các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC)
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Đăng ký xếp hạng sao
(Nguồn ảnh: Internet)
Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn
Xin giấy phép kinh doanh khách sạn cần đảm bảo đầy đủ các bước sau:
Giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn
Hồ sơ hợp lệ bao gồm:
- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ của khách sạn
- Danh sách thành viên, cổ đông
(Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.
Thời gian: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Giấy phép an ninh, trật tự
Hồ sơ hợp lệ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép an ninh của cơ sở kinh doanh
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh
- Bản khai lý lịch kèm phiếu lý lịch tư pháp hoặc bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về tình hình an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
(Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.
Thời gian: Không quá 5 ngày làm việc đối với trường hợp quy định. Không quá 4 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, cấp đổi quy định.
Giấy phép đủ điều kiện PCCC
Hồ sơ hợp lệ bao gồm:
- Đơn xin cấp phép
- Phương án PCCC
- Sơ đồ thoát hiểm
- Sơ đồ khách sạn
- Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ
(Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan cấp: PCCC quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố tuỳ quy mô khách sạn
Thời gian: 15 ngày
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Chứng nhận này được yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh có phục vụ ẩm thực cho thực khách bên ngoài khách sạn. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở kinh doanh
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh
- Bản mô tả quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán thức ăn, đồ uống
(Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm (thuộc Sở Y tế)
Thời gian: 30 – 40 ngày
Thời hạn giấy chứng nhận: 3 năm
Giấy phép đăng ký xếp hạng sao
Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)
- Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
- Sơ đồ phòng khách sạn
- Danh sách nhân viên làm việc tại khách sạn
- Bằng cấp về chuyên ngành hoặc nghiệp vụ của các nhân viên
- Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao
- Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định pháp luật
(Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: 2 tháng kể từ ngày có chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ các loại giấy tờ trên.
Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày
Thời gian xin giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ?
Theo công ty luật ACC, thời gian hoàn tất tất cả mọi thủ tục là khoảng 45 – 60 ngày.
(Nguồn ảnh: Internet)
Trên đây là những giải đáp mang tính pháp lý cho câu hỏi “Kinh doanh khách sạn cần giấy phép gì?”. Tham khảo thêm chương trình Khởi Sự Kinh Doanh Khách Sạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đang muốn tìm kiếm một khóa học chuyên về start-up dịch vụ lưu trú.
Ý kiến của bạn