Booking engine là gì? Booking engine liệu có liên quan đến việc đặt phòng trong khách sạn? Ngoài booking engine thì còn có các hình thức booking nào khác không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Booking engine là gì?
Booking engine là hệ thống phần mềm được cài đặt trên website, email, fanpage của khách sạn nhằm mục đích giúp khách hàng đặt phòng và thanh toán trực tuyến bằng tài khoản ngân hàng. Đây là hình thức phổ biến mà rất nhiều các khách sạn, resort tại Việt Nam đang sử dụng.
Booking engine là hệ thống đặt phòng khách sạn tiện lợi và nhanh chóng. Ảnh: Internet
Booking engine giúp quản lý cài đặt, đóng – mở phòng và xây dựng các gói dịch vụ kèm chương trình giảm giá, giống như một “cuốn sổ tay” của khách sạn khi lưu trữ tất cả các booking của khách một cách tự động.
Khi đặt phòng tại hệ thống, khách hàng có thể theo dõi các gói ưu đãi khác nhau, từ đó duy trì lượng tương tác và góp phần vào việc tăng doanh thu cho khách sạn.
Lợi ích nổi bật của hệ thống booking engine
Đặt phòng và gửi email xác nhận nhanh chóng
Khi truy cập vào website, khách hàng chỉ cần lựa chọn thời gian đến, thời gian đi, số lượng người và tiến hành đặt phòng. Hệ thống sẽ xổ ra các phòng hiện còn trống, lúc này khách chỉ cần chọn loại phòng mình ưng ý rồi tiến hành điền thông tin cá nhân.
Khách hàng sẽ được nhận email thông báo xác nhận đặt phòng ngay sau bước điền thông tin. Như vậy là khách hàng đã hoàn thành xong quá trình đặt phòng khách sạn một cách rất đơn giản và tiện lợi.
Tính năng gửi xác nhận đặt phòng thành công của booking engine. Ảnh: Internet
Dễ quản lý, kiểm soát dữ liệu
Hệ thống booking engine đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng có thể thiết lập số lượng, đóng – mở phòng, đơn giá theo từng tuần, thậm chí từng ngày, từng giờ.
Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh giá phòng, thiết lập chương trình khuyến mãi, áp dụng ưu đãi tại các thời điểm các nhau. Mọi thông tin giao dịch của khách hàng cũng được hệ thống tự động lưu lại. Điều này giúp khách sạn kiểm soát được danh sách đặt phòng của khách hàng, từ đó điều chỉnh các chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Một số hình thức bán phòng khách sạn khác
OTA (Online Travel Agency) – Đại lí du lịch trực tuyến
OTA được xem là đại lí du lịch, bán các sản phẩm du lịch thông qua hình thức trực tuyến. Một số website OTA phổ biến hiện nay có thể kể đến là booking.com, agoda.com, abay.vn, tripadvisor.com.vn…
Giao diện Agoda – một trong những OTA nổi tiếng nhất hiện nay. Ảnh: Internet
OTA là hình thức đặt phòng khách sạn bằng phương pháp trực tuyến gần giống với booking engine, chỉ khác ở chỗ là với booking engine, khách sẽ đặt phòng trên website của chính khách sạn, còn OTA là hình thức đặt phòng thông qua bên thứ ba. Với mỗi phòng đặt được, OTA sẽ hưởng phần trăm hoa hồng theo thỏa thuận với khách sạn.
TA (Travel Agent) – Đại lí lữ hành
TA là viết tắt của từ Travel Agent – dịch theo tiếng Việt là đại lí lữ hành, là đơn vị kinh doanh thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kí nơi thường trú, vận chuyển, hướng dẫn thăm quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách du lịch để lấy hoa hồng.
Các đại lí lữ hành thường có mối quan hệ tin cậy với khách sạn, resort nên sẽ được hưởng giá phòng ưu đãi tốt nhất.
Khách walk-in (Khách vãng lai)
Khách vãng lai thường là khách đi du lịch tự do, không theo đoàn hay tổ chức du lịch nào. Họ sẽ tìm địa chỉ khách sạn để nghỉ ngơi trong quá trình di chuyển nên bộ phận lễ tân là nơi tiếp nhận quá trình đặt phòng.Với hình thức đặt phòng trực tiếp, các khách sạn sẽ bán được giá phòng cao nhất. Tuy nhiên, hiện tại thì lượng khách walk-in như thế này đang dần ít đi, tức chỉ có thể bán phòng cho một số khách đi đường tìm nơi cứ trú qua đêm.
Đọc đến đây, chắc bạn đã hiểu về booking engine là gì và phân biệt được các hình thức bán phòng trong khách sạn rồi phải không? Là quản lý, chủ đầu tư khách sạn, bạn cần nắm rõ được các loại hình đặt phòng để khai thác triệt để và tối đa hóa doanh thu cho khách sạn.
Ý kiến của bạn