Cái tên – không đơn giản chỉ là cụm từ để khách hàng nhớ đến nhà hàng hay khách sạn mà còn đại diện cho cả thương hiệu, tượng trưng cho một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đặt tên không được qua loa, xem nhẹ mà phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Sau đây là cách đặt tên nhà hàng, khách sạn hay và độc đáo bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Cách đặt tên khách sạn
Tên ngắn gọn, dễ đọc
Truyền miệng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc quảng bá và xây dựng nên thương hiệu nhà hàng. Khách hàng khi đến khách sạn của bạn, cảm thấy hài lòng và muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn bè người thân thì trước tiên bạn phải khiến họ nhớ rõ tên khách sạn.
Nhìn chung, những cái tên càng ngắn gọn, dễ đọc càng dễ in sâu vào tâm trí khách hàng. Họ càng dễ dàng nhớ đến và tìm kiếm khi có nhu cầu. Điển hình là những thương hiệu ngắn gọn, súc tích nhưng nổi tiếng toàn cầu như Nike, Rolex, Google…
Tên dễ phát âm, đánh vần
Đối với những khách sạn lấy tên nước ngoài (Anh, Pháp…) thì nên chọn lọc những tên dễ phát âm để khiến khách hàng không phải bối rối mỗi khi đọc hay ngượng ngùng khi mãi phát âm không chuẩn. Hơn nữa, nếu khách hàng không đánh vần được tên khách sạn của bạn thì họ rất khó có thể vào trang website để tìm kiếm thông tin đặt phòng hay các chương trình khuyến mãi.
Tên mang ý nghĩa sâu xa
Tên khách sạn muốn ghi dấu mạnh mẽ đến tâm trí khách hàng phải mang đến những ý nghĩa sâu xa. Đôi khi đó là câu chuyện về một văn hóa, quốc gia nào đó hay những mục tiêu, định hình phong cách phục vụ chung của khách sạn đang hướng tới.
Ví dụ như cái tên Cosiana ngắn gọn, súc tích nhưng vốn là từ ghép xuất phát từ Cosy (ấm cúng, thân mật) và Asian (châu Á) gửi gắm thông điệp của khách sạn thân thiện và mang đậm bản sắc Á châu.
Cách đặt tên nhà hàng
Khơi nguồn cảm hứng ẩm thực
Nếu nhà hàng bạn chuyên về thức ăn truyền thống, đã có từ lâu đời thì tên nhà hàng nên gắn với chữ “gia truyền”, “cổ truyền”. Chỉ cần nghe thấy những từ này trong đầu, khách hàng đã có những hồi tưởng, cảm hứng dễ chịu về những món ăn thuở xưa mà lâu lắm rồi họ không được nếm lại.
Khơi gợi sự tò mò
Tâm lý con người luôn bị kích thích bởi những điều mới lạ, mâu thuẫn để giải tỏa sự tò mò của bản thân. Nhà quản lý thông minh sẽ biết áp dụng điều này ngay trong cách đặt tên nhà hàng , thôi thúc khách hàng phải tìm đến nhà hàng để trải nghiệm ngay.
Ví dụ như một nhà hàng ăn nhanh chuyên phục vụ pizza đặt tên là “Pizza ốc quế” gây bất ngờ và khá mâu thuẫn. Bình thường pizza thường có đế bánh hình tròn, nên khi nghe tên pizza ốc quế trong tiềm thức khách hàng sẽ xuất hiện câu hỏi: “Pizza ốc quế là pizza hình que ốc quế à? Đây là dạng pizza gì? Mùi vị có gì khác biệt với pizza bình thường khác không?”. Để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc đó, họ sẽ tìm đến nhà hàng của bạn cho thỏa trí tò mò.
Hướng đến thị hiếu khách hàng
Sự tò mò và cảm hứng của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính… Trước khi quyết định cái tên nào cho nhà hàng của mình, bạn cần xác định rõ nhóm đối tượng để hướng đến.
Nếu nhà hàng bạn hướng đến phong cách trẻ trung, phục vụ nhóm khách hàng tuổi teen thì tên nhà hàng cũng cần toát lên vẻ nghịch ngợm, tươi trẻ, bởi những thực khách trung niên khó tính chắc chắn sẽ không bước vào nhà hàng có những cái tên như vậy.
Mang đến ý nghĩa sâu sắc
Cái tên có thể khiến khách hàng tò mò, khám phá nhưng phải lưu mãi trong trí họ mới đem lại hiệu quả về lâu về dài cho nhà hàng. Những cái tên phải mang những ý nghĩa riêng hay ẩn sâu là những câu chuyện thu hút. Tuy nhiên, bạn nên tránh những cái tên quá dài khiến khách hàng khó đọc và khó nhớ.
Ví dụ, nhà hàng lẩu nấm Ashima với ý nghĩa là tên của một cô gái trong truyền thuyết cổ trên vùng cao nguyên có độ cao trên 1800m. Đây là nơi mà người sáng lập ra nhà hàng đã đặt chân đến và thưởng thức món lẩu nấm lần đầu tiên. Chính vì thế, người sáng lập ra nhà hàng lẩu nấm đã lựa chọn cái tên thương hiệu này.
Lưu ý khi đặt tên nhà hàng, khách sạn bằng tiếng Anh
Ngắn gọn, đơn giản và dễ đọc
Xu hướng chung của con người thường ghi nhớ nhanh chóng và dễ dàng bởi những từ ngữ đơn giản. Chính vì vậy, hầu hết các tên thương hiệu lớn hiện nay như Coca-Cola, Google, Sony, Microsoft, Telus… đều tuân thủ nguyên tắc đặt tên ngắn gọn, đơn giản và dễ đọc. Bạn cũng nên áp dụng điều này khi đặt tên nhà hàng, khách sạn bằng tiếng Anh.
Tạo liên tưởng tích cực
Những cái tên ẩn chứa ý nghĩa nhân văn hay những câu chuyện giá trị cao đẹp rất dễ đi vào lòng người. Thông qua đó, khách hàng sẽ ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh nhà hàng, khách sạn của bạn.
Hạn chế những cái tên thông dụng
Hạn chế những từ thông dụng, bình dân và mang tính trùng lặp cao. Điều này sẽ khiến thương hiệu của bạn dễ bị lu mờ và khó hấp dẫn thực khách ngay từ lần gặp đầu tiên.
Nói không với từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực
Tiếng Anh bao gồm những từ ngữ nhạy cảm, dễ gây ra hiểu lầm hay thậm chí mang hẳn ý nghĩa tiêu cực về các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị… Khi đặt tên nhà hàng, khách sạn bằng tiếng Anh, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và tuyệt đối né tránh những từ này nếu không muốn nhận phải “gạch đá” từ dư luận.
Hy vọng qua bài viết của Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu đã mang đến cho bạn những cách đặt tên khách sạn hay nhất!
Ý kiến của bạn