Kỹ năng tư duy sáng tạo là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển và phát minh ra những công trình vĩ đại thay đổi nhân loại. Vì thế, rèn luyện tư duy sáng tạo trong học tập, công việc… sẽ giúp bạn đạt được ưu thế vượt trội và có những bước tiến xa trong sự nghiệp, cuộc sống.
Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là khả năng tìm tòi ra những cái mới và phù hợp (giải pháp cho vấn đề, chủ đề cho một dự án nghiên cứu…). Trong xã hội hiện đại ngày nay, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến kỹ năng tư duy sáng tạo.
Kỹ năng này kích hoạt khả năng sáng tạo và tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể, cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực.
(Nguồn ảnh: Internet)
Vai trò của tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo trong học tập rất quan trọng với học sinh và sinh viên, giúp làm chủ kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới và càng tự tin hơn khi đối mặt thử thách. Từ đó, các bạn sẽ đạt được những kết quả tốt trong học tập và có nhiều thành tựu trong công việc sau này.
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp bạn trở nên vượt trội hơn so với những người khác, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo như truyền thông, marketing, hội họa, âm nhạc… Nhờ có tư duy sáng tạo, bạn mới tạo ra được ý tưởng, xu hướng mới, thu hút đông đảo mọi người.
Đó là chưa kể từ xưa đến nay, tư duy sáng tạo giúp con người không ngừng phát minh ra những công trình mới để cuộc sống càng hiện đại và văn minh.
Cách rèn luyện tư duy sáng tạo
Chủ động rèn luyện
Tư duy sáng tạo trong học tập, công việc, giao tiếp xã hội thì ai cũng có, dù ít hay nhiều. Tuy nhiên nếu bạn không vận dụng nó thì sẽ bị thui chột theo thời gian. Do đó, hãy vận dụng trí óc của mình để suy nghĩ ra thật nhiều giải pháp nhanh và hiệu quả nhất. Đó là cách làm tích cực để rèn luyện tư duy sáng tạo.
Tinh thần thoải mái, cởi mở
Tâm lý căng thẳng sẽ vô tình giết chết khả năng sáng tạo. Do đó, muốn sáng tạo, tinh thần bạn phải thoải mái để dễ dàng trò chuyện cùng đồng nghiệp và tìm kiếm những điều mới mẻ, thú vị thông qua những câu hỏi tư duy sáng tạo khi brainstorm.
Phá vỡ nguyên tắc
Trong tiếng Anh có một câu rất hay “Think out of the box”. Hãy nghĩ những điều “ngoài chiếc hộp”. Phương pháp tư duy sáng tạo đòi hỏi bạn phải phá vỡ đi những rào cản tâm lý để hướng tới những điều chưa có, những điều tưởng chừng như “vô lý”. Tuy nhiên, biết đâu sự vô lý đó lại châm ngòi cho ý tưởng sáng tạo “vô tiền khoáng hậu” nào đó.
(Nguồn ảnh: Internet)
Không ỷ lại
Nếu bạn ỷ lại, thụ động trông chờ người khác giải quyết vấn đề thì khó mà rèn luyện tư duy sáng tạo. Nên là người nhanh nhẹn, chủ động đề xuất ý tưởng, bạn sẽ phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo nhiều hơn.
Cách vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo
Sơ đồ tư duy sáng tạo cần có cấu trúc rõ ràng. Bạn làm điều này bằng cách chứng minh tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các ý tưởng và cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Sau đây là các bước để vẽ sơ đồ hoàn chỉnh.
Suy nghĩ chủ đề
Nếu không muốn bị “quá tải” thông tin, bạn nên suy nghĩ về chủ đề trước khi vẽ. Bạn có thể tự làm điều này hoặc thảo luận nhóm, sau đó viết xuống mọi thứ bạn nghĩ tới có liên quan tới chủ đề. Ở bước đầu này, bạn đừng vội sắp xếp thông tin mà chỉ cần viết ra giấy là đủ.
Phác họa nhánh ý tưởng đầu tiên
Viết tên chủ đề (1 – 2 từ) ra trung tâm tờ giấy đặt ngang, khoanh tròn từ khóa lại. Có thể tô màu cho từ và vòng tròn. Không nên dùng giấy kẻ dòng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Vẽ một đường đơn giản cho mỗi danh mục phụ tỏa ra từ tên chủ đề được khoanh tròn và dán nhãn cho danh mục đó bằng 1 từ, cụm từ ngắn. Không sử dụng từ viết tắt. Đường nối tỏa ra các nhánh nên dày nhất. Có thể sử dụng màu khác nhau cho mỗi nhánh.
Phân nhánh ý tưởng
Những nhánh này nên mỏng hơn nhánh đầu tiên và phải liên quan tới danh mục phụ đầu tiên. Nhánh phụ cũng có dòng ghi lại tên ý tưởng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tiếp tục phát triển nhánh ý tưởng
Tiếp tục phát triển các nhánh ý tưởng nhỏ hơn với đường nối mỏng hơn trong sơ đồ tư duy sáng tạo. Có thể bổ sung thêm nhánh ý tưởng đầu tiên nếu bất chợt nghĩ ra ý lớn nào đó.
(Nguồn ảnh: Internet)
Chỉnh sửa, hoàn thiện
Bước cuối cùng khi vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo là chỉnh sửa, bổ sung ý tưởng để hoàn thiện bố cục.
(Nguồn ảnh: Internet)
Để trang bị thêm kiến thức về những kỹ năng mềm khác trong cuộc sống, hãy cùng đón chờ các bài viết tiếp theo từ Quantrinhahang.edu.vn nhé.
Ý kiến của bạn