Kỹ năng quan sát trong giao tiếp là một trong số những kỹ năng mềm giúp bạn mau chóng thành công trong cuộc sống. Bài viết sau sẽ chỉ bạn cách rèn luyện kỹ năng quan sát thông qua ánh mắt, biểu cảm và ngôn ngữ hình thể.
Kỹ năng quan sát là gì?
Kỹ năng quan sát là kỹ năng nhìn nhận hiện tượng, sự vật chi tiết, có khả năng phân tích và phục vụ cho mục tiêu rõ ràng. Kỹ năng này đòi hỏi phải có chủ đích, ghi nhớ, suy nghĩ, xâu chuỗi các sự kiện liên quan để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
(Nguồn ảnh: Internet)
Mọi lĩnh vực từ y tế, khoa học, giáo dục cho tới dịch vụ, công nghệ… đều đòi hỏi kỹ năng quan sát, bởi nó giúp con người thu thập thông tin, nhận ra bản chất vấn đề để đưa ra giải pháp và ý tưởng phù hợp nhất. Rèn luyện kỹ năng quan sát là điều nên làm bởi nó giúp ích cho bạn cả trong đời sống thường ngày lẫn công việc chuyên môn.
Kỹ năng quan sát trong giao tiếp mang lại lợi ích gì?
Trong giao tiếp kỹ năng này sẽ giúp bạn nhận ra tình cảm, tâm tư người đối diện, giúp bạn đọc vị khách hàng thông qua biểu cảm gương mặt, cử chỉ và hành động của họ. Nhờ đó bạn sẽ biết họ đang vui hay buồn, tức giận hay vui vẻ để có cách cư xử phù hợp cho từng bối cảnh giao tiếp.
Phương pháp quan sát trong giao tiếp không phải tự nhiên mà có. Như Sherlock Holmes là một bậc thầy về “kỹ năng quan sát” và suy luận nhờ rèn luyện. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể học và cải thiện tốt nếu được hướng dẫn đúng cách. Tham khảo bài viết: Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì? 7 Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản để hoàn thiện việc giao tiếp nhé
Cách rèn luyện kỹ năng quan sát
Quan sát ánh mắt
Khi trò chuyện với mọi người xung quanh, bạn nên để ý tới ánh mắt, bởi đôi mắt là nơi dễ phát hiện ra cảm xúc thật sự của họ:
- Chân mày sát vào nhau, mí mắt mở to: Đang sợ hãi
- Mí mắt khép, chau chân mày: Giận dữ
- Chân mày chau lại, mi trên thả lỏng, mi dưới co lại: Khinh thường bạn
- Mắt hướng về bên trái: Đang nhớ lại
- Mắt hướng về bên phải: Đang suy ngẫm, tưởng tượng
- Mắt hướng về tai: Nhớ lại âm thanh
- Khóe mắt không cử động: Nụ cười giả
- Khóe mắt có nếp nhăn, phần giữa chân mày và mí trên rộng ra: Nụ cười thật
- Mắt nhìn xuống: Lo lắng, khuất phục
- Chân mày nâng cao, mí mắt mở to: Ngạc nhiên
(Nguồn ảnh: Internet)
Quan sát nét mặt
Muốn biết biểu cảm đối phương là thật hay giả, hãy quan sát từng thay đổi nhỏ. Sự giả tạo, gượng ép tạo ra một khuôn mặt mất cân xứng. Các biểu hiện có thể xuất hiện cả hai bên hoặc chỉ một bên mặt.
Khi nhìn nét mặt, một yếu tố khác để nhận biết người đối diện có giả vờ hay không chính là thời gian. Theo nghiên cứu, các biểu hiện kéo dài từ 5 – 10 giây có thể là biểu hiện giả tạo. Cảm xúc thật thường chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc.
Quan sát ngôn ngữ cơ thể
Phương pháp này không thể thiếu body language (ngôn ngữ cơ thể). Khi nắm được ngôn ngữ hình thể, bạn sẽ phát hiện rằng người đối diện chỉ có thể giả vờ trong thời gian ngắn, bởi dáng vẻ bề ngoài sẽ tiết lộ cảm xúc thật họ đang che giấu.
- Khi quan sát, bạn cần biết cách đọc ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ như:
- Chống cằm: Đang cảm thấy chán với những gì bạn nói
- Khoanh tay: Khép kín, không muốn chia sẻ với bạn
- Bất chợt nhìn đồng hồ: Họ có việc gì đó phải làm và không thể tiếp tục cuộc nói chuyện
- Đột ngột thay đổi thế ngồi: Có thể họ hào hứng hơn hoặc buồn chán hơn
- Chạm vào cổ áo hay đồng hồ: Tự làm dịu tâm trạng lo lắng
- Đút tay vào túi quần, lộ ngón cái ra ngoài: Thái độ tự tin, ngạo mạn
- Sờ cằm: Xem xét điều gì đó
(Nguồn ảnh: Internet)
Quan sát nhịp thở
Kỹ năng quan sát trong giao tiếp còn có theo dõi nhịp thở của đối phương. Nhịp thở là điểm dễ nhận thấy bởi con người khó kiểm soát nhịp thở của mình.
- Nhịp thở tăng lên: Họ thấy căng thẳng và lo lắng về chủ đề bạn nói
- Hơi thở nặng nề: Sức khỏe có vấn đề hoặc bị ai đó thu hút (trong trường hợp chỉ có 2 người thì chắc chắn đó là bạn).
Kết thúc bài viết, ắt hẳn bạn đã biết cách rèn luyện kỹ năng quan sát rồi. Hãy theo dõi thêm https://quantrinhahang.edu.vn/tin-tuc/ky-nang-song để theo dõi nhiều kỹ năng sống hơn nữa nhé!
Ý kiến của bạn