Critical Thinking Là Gì? Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện

Để tiếp thu và nhận thức vấn đề theo đúng bản chất của nó, bạn cần có critical thinking nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về critical thinking và cách rèn luyện critical thinking.

Critical thinking là gì?

Critical thinking là tư duy phản biện (tư duy phân tích) là quá trình tư duy biện chứng gồm: suy nghĩ, phân tích, đánh giá, tranh luận một thông tin theo nhiều góc nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Đặc điểm của tư duy phản biện là đòi hỏi phải rõ ràng, LOGIC, đầy đủ bằng chứng, công tâm và tỉ mỉ.

Ý kiến phản biện thường là của thiểu số vì nếu là của đa số thì đó là ý kiến chính thống. Người có tư duy phản biện thường đưa các ý kiến trái chiều với suy nghĩ thông thường của nhóm đó.

Critical thinking (Nguồn ảnh: Internet)

Ví dụ về tư duy phản biện

Bạn A nói: “2 x 5 = 6”. Bạn B đáp lại: “Sai, 2×2=4”. Đây không phải tư duy phản biện.

Bạn A nói “C là một học sinh học giỏi”. Bạn B dựa trên quan sát về điểm số, cách phát biểu trong giờ học và khẳng định “C là học sinh kém bởi vì…”, đồng thời đưa ra lý lẽ, bằng chứng cho thấy quan điểm bản thân là đúng. Tình huống này chính là ví dụ về tư duy phản biện.

Tầm quan trọng của “kỹ năng tư duy phản biện”

Vai trò của tư duy phản biện nằm ở tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Trong chủ nghĩa hoài nghi khoa học, tư duy phản biện liên quan đến thu thập và diễn giải thông tin và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.

Tư duy phản biện tạo điều kiện để bạn phân tích, đánh giá, giải thích và cải thiện lại suy nghĩ của mình. Từ đó sẽ làm giảm rủi ro trong hành động hoặc suy nghĩ với niềm tin sai lầm.

Làm thế nào để rèn luyện Thinking Skills ở mỗi người?

Bạn muốn biết cách rèn luyện tư duy phản biện? Dưới đây là cẩm nang tư duy phản biện với một vài phương pháp bạn có thể rèn luyện.

Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân

Người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng ăn nói lưu loát để tranh luận với người khác dễ dàng về quan điểm nào đó. Và để rèn luyện tư duy phản biện, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức, bổ sung thông tin ở nhiều lĩnh vực liên quan đến xã hội, ngành nghề mình làm, thậm chí các công việc ngoài phạm vi hoạt động của mình. Càng hiểu biết rộng, thông tin của bạn sẽ càng chính xác để khiến người khác bị thuyết phục.

trau dồi kiến thức cho bản thân(Nguồn ảnh: Internet)

Có góc nhìn khách quan

Tiếp theo, bạn cần có góc nhìn khách quan về vấn đề nào đó khi tranh luận. Không nghĩ hoặc giải quyết vấn đề ở mức cảm tính thái quá hoặc để cái tôi quá cao lấn át. Gạt bỏ góc nhìn chủ quan, thay bằng quan điểm khách quan thì bạn mới lập luận vấn đề chính xác được.

Tập thói quen đặt câu hỏi

Học cách tự đặt câu hỏi là cách hay để rèn luyện critical thinking, giúp bản thân chủ động tìm tòi, nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ khác. Đây cũng có phương pháp để giải quyết vấn đề một cách chỉn chu và ít sai sót hơn.

Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến

Khi đánh giá vấn đề nào đó, đầu tiên bạn cần nắm thông tin chính xác vấn đề đó là gì, ai liên quan, thuộc lĩnh vực nào… Sau đó dựa trên những cơ sở khoa học và logic để đặt danh sách câu hỏi làm sáng rõ vấn đề như tại sao là A mà không phải B, nếu B thì kết quả C sẽ thế nào, D và E cái nào mới đúng… Từ đó bạn rút ra kết luận cho vấn đề được đặt ra.

Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến

(Nguồn ảnh: Internet)

Một số câu hỏi phát triển tư duy phản biện

  • Đâu là bằng chứng bạn để bạn có thể ủng hộ/ phản đối…?
  • Đâu là những lợi ích và tác hại của…?
  • Làm thế nào bạn có thể đánh giá tính chính xác của…?
  • Đâu là sự khác biệt giữa… và …?
  • Đâu là những ý tưởng bạn có thể bổ sung vào… và nó sẽ thay đổi như thế nào với các ý tưởng đó?
  • Bạn nghĩ gì về…? Giải thích lập luận của bạn.
  • Đâu là giải pháp mà bạn có thể gợi ý cho vấn đề…?
  • Điều gì có thể xảy ra nếu bạn kết hợp giữa… và…?
  • Tại sao bạn lại giành sự ưu tiên cho…?
  • Làm thế nào bạn có thể phân loại…?
  • Đâu là tiêu chí bạn có thể sử dụng để đánh giá…?
  • Đâu là thông tin bạn sẽ cần để đưa ra quyết định về…?
  • Đâu là điểm nhấn hoặc ý tưởng chủ đạo của…?

Qua các ví dụ về tư duy phản biện phía trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện nhất về critical thinking và từ đó có phương pháp rèn luyện hoàn thiện và phát triển bản thân. Và đây là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất để bạn thăng tiến sau này. Hãy rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện ngay từ bây giờ nhé.

Điểm: 4.31 (19 bình chọn)

Tác giả: Thắng Lâm Đoàn

Lâm Đoàn Thắng là một người đam mê về ngành nhà hàng khách sạn, với ước mơ trở thành một người quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Lâm Đoàn Thắng không ngừng học hỏi, và hiện nay đang là một biên tập viên lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn