Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã khẳng định: “Cảm xúc là những rung cảm của mỗi người trước sự việc, sự vật hay con người”, nghĩa là khi bạn thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực cho bản thân và mọi người xung quanh. Vậy làm cách nào để kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp?
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là bạn phải tìm cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc bản thân, mà là việc bạn học cách kiểm soát cảm xúc để làm chủ cảm xúc của bản thân trong mọi tình huống giao tiếp, bất kể đó là hoàn cảnh thế nào.
(Nguồn ảnh: Internet)
Làm sao để kiềm chế cảm xúc?
Nếu bạn đang tìm cách kiềm chế cơn tức giận, hay những suy nghĩ tiêu cực hãy học kỹ năng kiểm soát cảm xúc nói chung thì hãy thử tham khảo một vài tuyệt chiêu sau đây để kiềm chế cơn giận.
Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể
Khi gặp tình huống căng thẳng, lo lắng hay chuyện buồn khiến cảm xúc bạn trở nên tiêu cực, hãy học cách kiểm soát và cân bằng nó bằng một vài động tác đơn giản sau:
- Thả lỏng cơ thể
- Hít thở sâu để tâm trạng dịu đi
- Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho cơ thể thoải mái hơn
Tập trung suy nghĩ tích cực
Con người cần có trí tuệ cảm xúc, nghĩa là học cách kiềm chế cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là suy nghĩ chín chắn trước tình huống nào đó, sau đó điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả.
Hãy nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ hạn chế được xúc cảm tiêu cực trong tâm hồn, dẫn đến hành vi không đúng. Cố gắng học hỏi điểm tốt đáng học tập ở người đối diện. Biết đâu sự cởi mở, bao dung ấy giúp bạn có thể kinh nghiệm trong cuộc sống.
(Nguồn ảnh: Internet)
Ví dụ, bạn vừa bị sếp mắng và bắt phải sửa lại toàn bộ báo cáo mà bạn đã mất nhiều công sức để hoàn thành. Chắc chắn khi đó bạn sẽ bực bội và ức chế. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ tích cực hơn thì đó sẽ là cơ hội để bạn có thể thời gian rà soát, điều chỉnh lại báo cáo hoàn thiện. Từ đó cấp trên sẽ đánh giá bạn cao hơn.
Sử dụng ngôn từ tích cực
Suốt ngày than vãn tức là bạn đang tạo nên cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân và mọi người xung quanh. Hãy ngưng phàn nàn và thay vào đó, dùng ngôn từ khích lệ, động viên tinh thần. Đó là cách kiểm soát cảm xúc để bạn trở nên tích cực hơn.
Trong giao tiếp, nếu bạn và đồng nghiệp bất đồng quan điểm, bạn thấy ý kiến của đồng nghiệp không phù hợp. Thay vì thẳng thừng chê bai ý tưởng của đồng nghiệp là tệ hại, thiếu sáng tạo, bất hợp lý… thì nên dùng cách nói dễ nghe hơn như “Mình thích điểm này ở ý tưởng của bạn nhưng có vài điểm mình thấy chưa phù hợp lắm thì phải”. Cách nói nhẹ nhàng sẽ tránh cuộc tranh cãi “nảy lửa” không đáng có.
Rèn Luyện cách kiềm chế cảm xúc từ Nhật Bản
Theo nghiên cứu, phương pháp trị liệu Jin Shin Jyutsu phát hiện ra mối liên hệ giữa các ngón tay với khả năng kiểm soát cảm xúc. Cách làm là giữ chặt một ngón tay bằng tay kia, giữ trong 2-5 phút. Sau đó làm ngược lại cho tay kia. Trong khi thực hiện, bạn nhớ hít thở sâu, tập trung vào cảm xúc mình muốn tiêu diệt, tưởng tượng cảm xúc tiêu cực chảy khỏi cơ thể thông qua ngón tay, thở chầm chậm.
Mỗi ngón tay sẽ tương thích với mỗi loại cảm xúc khác nhau. Ví dụ ngón cái là cảm xúc lo lắng, ngón trỏ là sợ hãi, ngón giữa là giận dữ, ngón áp út là nỗi buồn, ngón út là căng thẳng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Những câu nói hay về sự tức giận
Giận dữ và không khoan thứ là kẻ thù của sự thông hiểu đúng đắn. (Mahatma Gandhi)
Hậu quả cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân. (Ngạn ngữ Hy Lạp)
Sự tức giận là axit có thể gây hại cho vật chứa nó nhiều hơn là những gì mà nó được đổ lên. (Mark Twain)
Mỗi phút bạn giận dữ, bạn từ bỏ sáu mươi giây thanh thản tâm hồn. (Ralph Waldo Emerson)
Lòng kiên nhẫn bị lạm dụng sẽ trở thành giận dữ. (Thomas Fuller)
Chúng ta phải hiểu cơn thịnh nộ là một dấu hiệu của cảm giác thấp kém. (Alfred Adler)
Sự giận dữ, oán trách và ghen tuông không làm thay đổi trái tim người khác – chúng chỉ khiến trái tim bạn thay đổi. (Shannon Alder)
Cơn tam bành thường nhanh chóng kết thúc bằng sự tha thứ, còn nỗi giận thầm kín thường hóa thân thành sự trả thù. (Edward Bulwer Lytton)
Giống như gió lốc xé nát cây và hủy hoại gương mặt của thiên nhiên trong cơn thịnh nộ, hay giống như động đất lật đổ cả thành phố khi rung chuyển; cơn thịnh nộ của một người sẽ gây ra sự tàn phá quanh anh ta. (Akhenaton)
Giận là đem lỗi lầm của người khác trừng phạt bản thân mình. (Khuyết danh)
Ý kiến của bạn