Kỹ năng mềm rất quan trọng trong cuộc sống bởi nó giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạnh thiết yếu như công việc, giao tiếp hằng ngày…
Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm bao gồm những gì?
Kỹ năng mềm (soft skill) là thuật ngữ chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo
- Kỹ năng đổi mới
- Kỹ năng vượt qua khủng hoảng
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lãnh đạo…
- Kỹ năng từ chối
Các kỹ năng mềm có điểm khác biệt so với kỹ năng cứng. Bởi kỹ năng cứng chỉ trình độ, kiến thức và bằng cấp chuyên môn, còn kỹ năng mềm chủ yếu là kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn và chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột, mâu thuẫn.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Mọi người nên quan tâm đến tầm quan trọng của kỹ năng mềm bởi nó có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân.
Thực tế cho thấy người thành công chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn và 85% còn lại được quyết định bởi những “kỹ năng mềm” họ có. Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng mềm, bởi vì chúng là một thước đo đánh giá rất hiệu quả bên cạnh kỹ năng cứng.
Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp (tương tự khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc).
Các kỹ năng mềm trong công việc
Các kỹ năng mềm cơ bản trong công việc bao gồm:
Kỹ năng làm việc nhóm
Dù là môi trường nào, bạn cũng cần làm việc nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là bạn phải biết cách kết hợp hài hòa với cách thành viên trong đội để có được kết quả cuối cùng tốt nhất. Khi làm việc nhóm, bạn thể hiện năng lực, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc chung. Các bạn cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm để hòa hợp với doanh nghiệp, công ty nhé.
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát bao gồm luôn cả khả năng phân tích và giải thích. Khi bạn nhận bất kì thông tin hay dữ liệu gì, bạn nên tự đặt cho mình những câu hỏi như “Vấn đề ở đây là gì? Thông tin này nói lên điều gì?”… và cố gắng lý giải hoặc đưa ra câu trả lời thích hợp.
Kỹ năng quản lý thời gian
Biết cách quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc quản lý thời gian không hiệu quả bạn sẽ bỏ lỡ thời hạn và khiến cuộc sống của bạn trở nên mất kiểm soát và căng thẳng. Do đó, quản lý thời gian là một kỹ năng cần thiết mà bạn cần phải rèn luyện ngay từ bây giờ
Khả năng thích ứng
Khi làm việc, bạn có thể thích ứng với mọi điều kiện môi trường và mọi sự thay đổi của công việc. Đó là khi bạn có khả năng thích ứng. Để thành công, bạn cần có niềm đam mê và không ngừng phát triển các kỹ năng để có thể thích ứng được với các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp.
Làm việc tốt dưới áp lực
Công việc nào cũng có áp lực riêng. Bạn nên tập làm quen và tạo cho mình thói quen đối mặt với áp lực đó để không bị căng thẳng khi làm việc.
Kỹ năng mềm trong giao tiếp
Giao tiếp khéo léo là một trong những kỹ năng mềm CẦN THIẾT, bao gồm những biểu hiện sau:
Sử dụng tốt giọng điệu và ngữ điệu
Dù nói chuyện với người lạ hay bạn bè, đối tác, ngữ điệu sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói theo hướng hiệu quả hơn. Ngữ điệu khi nói chuyện giúp người nghe thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói.
Chú trọng ngôn ngữ cơ thể
Thông thường, bạn có thể nhận biết điều người kia cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ khi họ đang nói dối thì mắt sẽ không nhìn thẳng vào mắt bạn, hoặc họ vừa nghe vừa chống cằm tức là họ đang phát chán với câu chuyện bạn nói… Thông qua ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ nhận ra thông điệp thật sự của người đối diện là gì.
Đừng thao thao bất tuyệt
Bất kể khi bạn đang bàn công việc, hay nói chuyện phiếm với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao bất tuyệt mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình, sau đó bạn lắng nghe và phản hồi. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.
Kỹ năng mềm thiết yếu cho sinh viên
Với những bạn trẻ mới ra trường thì cho sinh viên là điều bạn cần quan tâm.
Kỹ năng networking
Networking – kỹ năng mở rộng mối quan hệ đang ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp và bản thân. Chỉ số kỹ năng tạo dựng quan hệ (Networking IQ) là chiếm tới 75% khả năng thành công của một người làm việc chuyên nghiệp.
Hãy bắt đầu kết nối với thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trường. Việc tham gia các tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động xã hội là cơ hội rất lớn giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ của mình.
Kỹ năng nói trước đám đông
Để diễn thuyết trôi chảy, mạch lạc trước đám đông là điều không hề dễ. Việc này đòi hỏi quá trình luyện tập lâu dài.
Hãy bắt đầu luyện tập kỹ năng nói trước đám đông (public speaking) từ việc chăm đứng dậy phát biểu, thể hiện quan điểm riêng khi làm việc nhóm, bày tỏ ý kiến của bản thân với cấp trên, với thầy cô…
Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân
Nói một cách đơn giản, xây dựng thương hiệu cá nhân chính là trả lời câu hỏi “Bạn muốn trở thành 1 người như thế nào?” và “Bạn muốn người khác nghĩ gì về bạn?”.
Làm thương hiệu cá nhân nghĩa là khiến bạn trở nên độc đáo và không bị hòa lẫn với những người xung quanh. Bạn có thể xây dựng hình tượng người hài hước, người chăm hoạt động xã hội, người có quan hệ rộng, người đam mê kinh doanh…
Bạn có thể vận dụng tất cả những gì mình có, những gì mạnh nhất, những gì độc đáo nhất để khi tất cả mọi người nhắc đến bạn là họ hình dung ra hình tượng bạn rõ nét.
Để phát triển nhiều hơn năng lực này cho bản thân, bạn cũng có thể tham khảo các sách về kỹ năng mềm đấy.
Sách về kỹ năng mềm bạn nên biết
Tôi tài giỏi – Bạn cũng thế (Adam Khoo)
Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, sách tổng hợp các kỹ năng và phương pháp đã mang tới thành công cho cậu bé Adam kém cõi và dĩ nhiên là bạn cũng có thể thành công như thế! Quyển sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế dành cho các học sinh, sinh viên, những bậc phụ huynh, nhà giáo và bất kỳ ai luôn luôn mong muốn tăng cường khả năng tận dụng não bộ hoặc phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Tư duy nhanh và chậm (Daniel Kehlmann)
Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow) đáp ứng được hai tiêu chí để trở thành một cuốn sách hay. Đầu tiên nó thách thức quan điểm người đọc, thứ hai, nó không phải là các trang sách với những chữ cái khô cứng mà nó vô cùng vui nhộn và hấp dẫn người đọc. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách giúp phát triển kỹ năng mềm cho tất cả mọi người.!
Đánh thức con người phi thường trong bạn (Anthony Robbins)
Đọc “Đánh thức con người phi thường trong bạn”, các độc giả sẽ nhìn nhận ra những lý do khiến bạn tiếp tục hành động theo thói quen cũ, và những tác nhân gây nên các cảm xúc mà bạn thường gặp nhất. Tiếp đó, đọc giả sẽ được hướng dẫn từng bước để xác định những cảm xúc nào có thể củng cố thêm sức mạnh, các cảm xúc nào triệt tiêu đi những động lực tinh thần, và cách tận dụng cả hai loại theo hướng có lợi nhất, để xúc cảm không còn là chướng ngại, mà thay vào đó sẽ trở thành một công cụ quan trọng giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình và người khổng lồ trong bản thân bạn nhất định sẽ được đánh thức.
Bảy thói quen của người thành đạt (Sean Covey)
Trên đây là bài viết định nghĩa về kỹ năng mềm. Nếu bạn làm việc trong môi trường dịch vụ như nhà hàng, khách sạn thì hãy rèn luyện các kỹ năng sống mà QTNHKSAAu đã chia sẻ.
Ý kiến của bạn