Thuyết trình là “kỹ năng thiết yếu” trong xã hội hiện đại, cả trong môi trường công sở, học đường hay gia đình, giúp bạn dễ dàng thuyết phục người khác và rút ngắn con đường đi đến thành công. Hãy cùng tìm hiểu cách trình bày vấn đề “lôi cuốn” trong bài viết sau nhé.
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện. Người tham gia thuyết trình có nhiệm vụ chính như sau:
- Trình bày nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, kiến thức về lĩnh vực chuyên môn… thật cuốn hút
- Khéo léo thuyết phục, đảm bảo người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, tán đồng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Vai trò của kỹ năng mềm này thể hiện rõ ở các môi trường sau:
Trong công việc
- Trình bày về chiến lược công ty, giới thiệu sản phẩm mới, kết quả nghiên cứu thị trường…
- Các buổi huấn luyện chuyên môn, phổ biến cho nhân sự về cơ cấu, quy trình làm việc…
- Hội thảo quảng bá sản phẩm, thu hút và thuyết phục khách hàng mua hàng, tiếp thu ý kiến từ khách hàng…
Trong xã hội
- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình…
- Tuyên truyền và thuyết phục người dân thực hiện nếp sống văn minh
- Phổ biến về an toàn xã hội, an sinh giáo dục, môi trường…
Trong gia đình
Lợi ích của kỹ năng thuyết trình còn thể hiện trong gia đình khi ông bà, cha mẹ răn dạy điều hay lẽ phải, cách sống tốt đẹp cho con cháu.
Trên giảng đường
Vai trò của kỹ năng thuyết trình với sinh viên được thể hiện rõ nhất trong những buổi thuyết trình nhóm có sử dụng dụng PowerPoint, thi hùng biện…
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Muốn có kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn nên tuân thủ các phương pháp sau:
Xây dựng uy tín
Chẳng ai muốn lắng nghe người nào đó mà họ không tôn trọng hay tin tưởng. Vì thế, cần đầu tư phát triển chuyên môn trong lĩnh vực bạn muốn gây ảnh hưởng đến người nghe. Khi thuyết trình, hãy đảm bảo thông tin đó cần thiết, đáng tin cậy và cách truyền đạt sinh động để xây dựng niềm tin.
Hiểu khán giả
Để xây dựng kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn cần hiểu mình đang nói cho ai bằng cách đặt câu hỏi khán giả là ai, họ có biết trước chủ đề không, nhu cầu của họ là gì, quan điểm của họ về vấn đề đó như thế nào, cách hành xử của họ ra sao…
(Nguồn ảnh: Internet)
Trình bày rõ ràng
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông yêu cầu sự rõ ràng, được thể hiện ở định hướng ban đầu, thứ tự trình bày, lượng thông tin từng thời điểm…
Lập luận chặt chẽ
Bài thuyết trình của bạn cần NGẮN GỌN nhưng có luận điểm thuyết phục, hợp lý để khi người nghe thắc mắc ngược lại, bạn vẫn đủ tự tin để giải đáp và bảo vệ quan điểm bằng minh họa, bằng chứng cụ thể.
Giọng điệu tích cực
Cần thể hiện mình là người trưởng thành, lịch thiệp cùng ngôn ngữ, giọng điệu tích cực, chân thành và tự tin. Đừng bỗ bã hay quá bình dân.Ngoài ra, hãy hít thở thật sâu để giữ được sự bình tĩnh
Thể hiện cảm xúc
Một bài nói dù dẫn chứng đầy đủ, lập luận chặt chẽ đến đâu cũng sẽ thiếu tính thuyết phục nếu không có cảm xúc người nói trong đó. Hãy thể hiện cảm xúc cá nhân của mình khi trình bày quan điểm nhưng ở mức độ vừa phải.
Quan tâm lợi ích của khán giả
Con đường ngắn nhất để thuyết phục khán giả là đáp ứng đúng thứ họ cần. Hãy đặt mình vào vị trí của họ trước khi đưa ra đề nghị, yêu cầu gì đó. Chỉ cần bạn trả lời được câu hỏi khán giả muốn gì, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm tuyệt đối từ họ.
Sử dụng PowerPoint thành thạo
Slide nên hạn chế quá nhiều chữ, cần có hình ảnh, video minh họa sinh động, có slide nêu sơ lược trình tự trình bày, không đọc tất cả từ màn hình khi trình bày…
Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt
Dáng điệu, cách đi đứng và sự di chuyển tốt góp phần truyền tải sự tự tin và chuyên nghiệp ở chính bạn.
Cách mở đầu bài thuyết trình thu hút người nghe ngay lập tức
Mở đầu bằng câu chuyện hài hước
Tâm lý chung mọi người là thích nghe kể một câu chuyện mở màn hấp dẫn và hài hước trước khi bắt đầu vào nội dung. Nếu bạn thành công trong việc xây dựng hình tượng tích cực, vui vẻ trong mắt họ từ khoảnh khắc đầu tiên, tức là họ đã sẵn sàng để nghe những gì bạn tiếp tục nói.
Sử dụng câu hỏi
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ, bởi ai cũng có tính tò mò. Việc bạn mở đầu bằng câu hỏi sẽ kích thích trí tưởng tượng và dồn sự tập trung của họ vào bạn và câu hỏi. Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải phức tạp, đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và liên quan chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.
(Nguồn ảnh: Internet)
Sử dụng con số
Nói có sách, mách có chứng luôn khiến khán giả tin tưởng hơn. Hãy lựa chọn con số ấn tượng và có độ chính xác cao. Ví dụ kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh nên lồng ghép con số về doanh thu, khảo sát thị trường như 75% gen Z ngày nay đều mua hàng trên thiết bị di động…
Chiếm cảm tình người nghe bằng sự chân thành
Trong nhiều trường hợp, thay vì mở đầu trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nêu cảm xúc của mình khi đến với buổi thuyết trình. Những chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong
Nếu bạn từng nghe cựu tổng thống Mỹ Obama “diễn thuyết” trên truyền hình, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài thuyết trình của ông. Những câu nói mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, tự nhiên, đĩnh đạc, chất giọng gây cảm tình, kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt thân thiện và cởi mở. Đây chính là yếu tố khiến ông Obama được nhiều người yêu quý và muốn nghe ông thuyết trình đến vậy.
Ngoài ra, để buổi diễn thuyết hiệu quả hơn các bạn cần chuẩn bì slide, vẽ ý tưởng trên sơ đồ mind map để nội dung được chỉn chu, không nhàm chán và lôi cuốn hơn. Nên nhớ khi kết thúc buổi thuyết trình các bạn nên gửi lời cảm ơn nữa nhé!
Chúng ta vừa cùng tìm hiểu kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ dạn dĩ và trở nên thu hút hơn khi đứng nói trước mọi người. Nếu bạn quan tâm tới những kỹ năng mềm để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, hãy truy cập: https://quantrinhahang.edu.vn/tin-tuc/ky-nang-song để đọc những bài viết mới nhất từ QTNHKSAAu nhé.
Ý kiến của bạn