Quản lý nhà hàng là công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Với vai trò là đầu tàu của cả cơ sở kinh doanh, nhiệm vụ của quản lý nhà hàng bao quát mọi hoạt động quản trị và điều hành nhà hàng. Để hiểu rõ hơn chức năng cũng như áp lực là mỗi quản lý nhà hàng phải trải qua, hãy cùng QTNHKSAAu lướt qua danh mục các công việc sau đây nhé!
Quản trị nhân sự
- Điều động, bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc nhân viên thực hiện theo tiến độ
- Thực hiện chấm công hàng tháng cho các bộ phận
- Đánh giá định kì kết quả làm việc của nhân viên
- Giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ nội quy nhà hàng
- Khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Đảm bảo quyền lợi, sức khỏe nhân viên
- Trình lên cấp trên phản ánh của nhân viên
- Đề xuất tuyển dụng các chức danh phục vụ trong nhà hàng
- Tham gia tuyển chọn nhân viên phù hợp và đào tạo nhân viên mới đáp ứng yêu cầu làm việc theo tiêu chuẩn nhà hàng
- Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo nghiệp vụ và thử việc của nhân sự mới
- Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, điều chuyển công tác
- Ra quyết định thôi việc đối với nhân viên
Quản trị chất lượng phục vụ
- Giám sát các hoạt động dựa theo tiêu chuẩn, quy trình của nhà hàng
- Đảm bảo tiêu chuẩn về thực đơn khoa học, đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng
- Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đề xuất giải pháp cải tiến nhà hàng
- Tổng kết, báo cáo sự việc hàng ngày cho tổng quản lý
Quản lý tài chính
- Nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận được giao
- Tham gia ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công
- Đề ra các giải pháp tiết kiệm kinh phí, thúc đẩy doanh số nhà hàng
- Liên hệ các đối tác, nhà cung cấp để thảo luận và đàm phán hợp đồng liên quan đến hoạt động trong nhà hàng
- Thực hiện các báo cáo thống kê về tài chính
- Trực tiếp theo dõi số lượng tiền tip hàng ngày
Quản lý cơ sở vật chất
- Theo dõi số lượng, chất lượng công cụ, dụng cụ, trang thiết bị hàng tháng
- Kiểm kê, bổ sung đồ dùng, dụng cụ cho nhà hàng
- Ký duyệt phiếu điều chuyển thực phẩm, tài sản của nhà hàng
- Theo dõi việc mua hàng hoá theo định mức tồn kho tối thiểu
- Giải trình cho tổng quản lý về số lượng hư hỏng, mất mát
- Lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa, thay mới máy móc, cơ sở vật chất nhà hàng
Kinh doanh và tiếp thị
- Chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng
- Triển khai, kiểm tra việc sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng
- Phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng
- Theo dõi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng và trực tiếp gặp gỡ thăm hỏi khách hàng định kỳ
- Tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt
Giải quyết sự cố, khiếu nại của thực khách
- Trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được
- Tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách
- Xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách
Có thể thấy, vai trò của quản lý nhà hàng hiện diện ở mọi hoạt động bên trong nhà hàng. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ này, bạn cần tích lũy cho mình thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản lý thông qua lớp học quản lý nhà hàng của QTNHKSAAu nơi mang đến những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu từ các giảng viên nhiều kinh nghiệm đem đến cho bạn
Ý kiến của bạn