“Mặt Trái” Ngành Quản Trị Khách Sạn: 4 Ngộ Nhận Gen Z Cần Tránh

Được quảng bá trên các phương tiện truyền thông là “nghề hot”, ngành học thời thượng, môi trường làm việc sang chảnh, thu nhập hấp dẫn…, ngành Quản trị nhà hàng khách sạn luôn là lựa chọn nghề nghiệp được giới trẻ yêu thích. Thế nhưng định hướng nghề nếu chỉ dựa vào sở thích thôi vẫn chưa đủ. Trong giai đoạn rục rịch của mùa tuyển sinh 2022, bạn trẻ muốn học ngành Quản lý khách sạn cần có góc nhìn đa chiều hơn về ngành để không hiểu lầm về mức lương khởi điểm, vị trí, thời gian làm việc… khi ra trường.

“Mặt trái” của ngành Quản trị nhà hàng khách sạn

Sau đây là những ngộ nhận thường thấy nhất của giới trẻ khi chọn ngành Quản lý khách sạn: 

“Học Quản trị khách sạn ra làm quản lý ngay”

Ngộ nhận này xuất phát từ chính tên ngành học – Quản trị nhà hàng khách sạn. Các bạn nghĩ rằng học “quản trị” thì ra trường sẽ làm quản lý ngay, trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

mặt trái ngành quản trị khách sạn

Học Quản trị khách sạn không có nghĩa bạn ra trường sẽ làm quản lý ngay
(Nguồn ảnh: Babylon Premium Hotel & Spa)

Như bao ngành nghề khác, với Quản trị khách sạn, bạn phải đi lên từ vị trí thấp nhất, tức là nhân viên. Mới tốt nghiệp, đa phần bạn sẽ được bố trí vào các vị trí như lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn, hành lý, tổng đài… để tích lũy kinh nghiệm. Sau 1 – 3 năm, bạn mới tiếp tục thăng tiến lên trưởng ca, giám sát, quản lý… nếu đủ năng lực.

Có rất nhiều trường hợp thăng tiến lên vị trí cấp cao từ nhân viên cấp thấp. Ví dụ, ông Philip Beriman (Tổng giám đốc InterContinental Nha Trang) từng khởi đầu bằng công việc rửa bát đĩa, anh Nguyễn Quốc Hoàn (Tổng giám đốc khách sạn The Ann Hanoi) có xuất phát điểm là phục vụ bàn, ông Bùi Xuân Phong (Tổng giám đốc công ty cổ phần Sam Tuyền Lâm) bước vào nghề với công việc mở cửa và xách hành lý cho khách…

bùi xuân phong

Ông Bùi Xuân Phong – tác giả nổi tiếng của nhiều đầu sách về ngành dịch vụ từng có xuất phát điểm
là nhân viên hành lý (Nguồn ảnh: Internet)

“Ngành Quản trị khách sạn yêu cầu ngoại hình đẹp và chiều cao tốt”

Không ít bạn tỏ ra dè dặt khi chọn ngành Quản lý khách sạn bởi tự ti bản thân không đủ chiều cao, mắt cận thị, răng không đều, làn da không đủ trắng… Thế nhưng tiêu chuẩn ngoại hình trong ngành này không đơn giản chỉ thiên về chiều cao hay nước da. Nhiều bạn dù cao chưa đến 1m7 nhưng vẫn làm lễ tân được.

Tiêu chuẩn cái đẹp trong ngành Quản trị khách sạn khác với những gì bạn nghĩ. Chiều cao đáng mơ ước như một người mẫu không đảm bảo xác suất 100% bạn tìm được công việc ưng ý. Trong ngành này, điều bạn cần có về mặt ngoại hình là đảm bảo đồng phục đúng quy định, thái độ niềm nở, lịch thiệp, luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ…, cộng với nghiệp vụ thành thạo, bạn sẽ tạo thiện cảm nơi khách hàng.

ngành quản lý khách sạn chú trọng tác phong

Ngoại hình là lợi thế trong ngành Khách sạn, nhưng không phải tiêu chí quan trọng nhất khi tìm việc (Nguồn ảnh: Mường Thanh)

Nhìn chung, tác phong và thái độ làm việc mới chính là nét đẹp chuẩn mực mà ngành Quản trị nhà hàng khách sạn cần có ở một nhân viên, chứ sắc vóc không là yếu tố quyết định hoàn toàn cơ hội việc làm và thăng tiến.

“Học Quản trị khách sạn ra trường có việc ngay và lương rất cao”

“Mặt trái” của ngành Quản trị khách sạn còn có thực trạng là không ít bạn trẻ chọn ngành Quản lý khách sạn chỉ vì cảm thấy nền du lịch đang phát triển, không sợ thiếu cơ hội việc làm, dẫn đến suy nghĩ chủ quan rằng tốt nghiệp xong thì muốn ứng tuyển ở đâu cũng được và mức lương khởi điểm sẽ ở mức cao (10 triệu khởi điểm chẳng hạn).

Đúng là ngành Quản trị khách sạn nước ta đang “cung không đủ cầu”, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao nhưng không vì vậy mà nhà tuyển dụng “dễ dãi” khi tuyển người. Cơ hội việc làm rất nhiều, số lượng sinh viên ra trường hằng năm cũng không hề ít nên nếu bạn không có đủ kiến thức và yếu tay nghề thì cũng khó tìm được việc phù hợp.

lầm tưởng quản trị nhà hàng khách sạn

Đối với ngành Quản trị khách sạn, không có vị trí nào là “việc nhẹ lương cao”
(Nguồn ảnh: Premier Village Danang Resort)

Đặc biệt, hãy khoan mơ mộng về mức lương 8 chữ số cho một sinh viên mới ra trường. Dĩ nhiên mức thu nhập đó là hoàn toàn có thể, nhưng chỉ khi bạn đã thăng tiến lên vị trí cao hơn, hoặc năng lực thật sự xuất sắc.

“Ngành Quản trị khách sạn phải học đại học mới có việc làm”

Không thể phủ nhận giá trị bằng cấp của bậc đại học và cao đẳng, thế nhưng suy nghĩ rằng ngành Quản trị khách sạn phải học đại học mới có việc làm thì không chính xác. Điều này cũng tương tự nhận định “học dài hạn mới có việc làm, còn học ngắn hạn sẽ rất khó xin việc”.

Lĩnh vực Nhà hàng khách sạn coi trọng kiến thức và kỹ năng thực nghề của ứng viên, tức nhà tuyển dụng sẽ xem xét liệu bạn có làm được việc và ứng dụng hiệu quả những gì học được vào thực tế hay không. Nếu va chạm thực tế mà không biết xử lý công việc thì bằng cấp cao cách mấy cũng sẽ không được trọng dụng.

hiểu nhầm ngành quản trị khách sạn

Điều nhà tuyển dụng ngành Quản lý khách sạn quan tâm là bạn có thật sự
làm được việc hay không (Nguồn ảnh: Muong Thanh Luxury Saigon Hotel)

Trên thực tế, bằng đại học sẽ là bước đệm để bạn thăng tiến về sau (tùy yêu cầu mỗi nơi) nhưng không phải yếu tố quyết định 100% liệu bạn có tìm được việc khi mới ra trường hay không. Ngoài đại học, bạn có thể cân nhắc các hình thức học khác phù hợp với năng lực và điều kiện kinh tế hơn nếu chọn ngành Quản lý nhà hàng khách sạn.

5 điều gen Z cần cân nhắc khi chọn ngành Quản lý khách sạn

Khi đã “lật tẩy” những “mặt trái” của ngành Quản trị khách sạn, bạn trẻ gen Z khi chọn ngành này cần quan tâm thêm một số vấn đề sau đây:

Mức lương khi ra trường

Thu nhập của nhân sự ngành này thường bao gồm lương cơ bản + service charge (phí phục vụ) + tip + bonus (tiền thưởng) + phụ cấp… (tùy vị trí, nơi làm việc mà các khoản sẽ khác nhau).

thu nhập khởi điểm nghề khách sạn

Thu nhập khởi điểm trong nghề khách sạn sẽ do nhiều yếu tố quyết định
(Nguồn ảnh: Sunrise Nha Trang Beach Hotel & Spa)

Mức thu nhập hàng tháng phụ thuộc vào năng lực, vị trí đảm nhận, quy mô, tình hình kinh doanh nơi bạn làm. Nhìn chung, mới ra trường, thu nhập bạn nhận được có thể nằm trong khoảng 6.5 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, ngành này cũng có chế độ lương x2, x3 nếu làm tăng ca, làm ngày lễ…

Thời gian làm việc

Đặc thù của ngành Quản trị nhà hàng khách sạn là làm theo ca chứ không cố định theo giờ hành chính 8h sáng – 5h chiều. Ví dụ, vị trí lễ tân khách sạn có thể làm theo ca như sau:

  • Ca sáng: 6h – 14h
  • Ca chiều: 14h – 22h
  • Ca đêm: 22h – 6h (sáng ngày hôm sau)

ngộ nhận quản trị khách sạn

Đặc thù của ngành Quản trị nhà hàng khách sạn là làm theo ca
(Nguồn ảnh: Vinpearl Resort Nha Trang)

Ngoài ra, còn có ca gãy và ca xoay. Ca gãy là nhân sự không làm liên tục 8 tiếng mà chia ra thành hai ca nhỏ hơn. Ví dụ, nhân sự làm từ 10h – 14h, sau đó nghỉ, rồi vào làm tiếp từ 17h – 21h. Còn ca xoay nghĩa là tuần này nếu nhân sự làm full sáng thì tuần sau sẽ làm full chiều; hoặc có thể xoay ca kiểu 2 – 4 – 6 ca sáng, còn 3 – 5 – 7 ca chiều.

Do đó, nếu bạn thuộc tuýp người không thích làm việc theo khung giờ cố định mỗi ngày và có thể làm đêm thì rất phù hợp với ngành Quản lý khách sạn.

Vị trí khởi điểm

Như đã nói bên trên, học Quản trị nhà hàng khách sạn không đồng nghĩa ra trường sẽ làm quản lý ngay. Mới tốt nghiệp, bạn phải bắt đầu với vị trí nhân viên như lễ tân, phục vụ bàn, tổng đài, làm phòng… ở khách sạn, nhà hàng, resort…, sau đó phát triển lên trưởng ca, giám sát, quản lý…

vị trí khởi điểm QTNHKS

Trong ngành Quản trị khách sạn, bạn phải đi lên từ vị trí nhân viên trước khi thành quản lý (Nguồn ảnh: VinOasis Phu Quoc)

Đây là lộ trình cố định trong nghề này, bạn không thể đổi khác đi được. Thông thường sẽ mất 3 – 5 năm để bạn lên giám sát, rồi thêm 2 – 3 năm nữa để lên quản lý. Tất nhiên khoảng thời gian có thể rút ngắn hơn tùy theo năng lực và yêu cầu mỗi nơi.

Mức độ phù hợp của bản thân

Đừng vội “đam mê” ngành Quản trị khách sạn chỉ vì vẻ ngoài hào nhoáng của những khách sạn 5 sao sang trọng hay resort cao cấp. Ngành này thực chất khắc nghiệt và yêu cầu khắt khe hơn những gì bạn vẫn lầm tưởng.

Cụ thể, muốn theo nghề này, bạn cần có sức khỏe tốt và yêu thích công việc chăm sóc, phục vụ bữa ăn, giấc ngủ người khác (nghề dịch vụ mà). Chưa hết, bạn cần có sự kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu tâm ý và mong muốn người khác, sức chịu đựng khi bị khách hàng than phiền…

QTNHKS đòi hỏi khắt khe

Ngành Quản trị khách sạn có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn bạn nghĩ
(Nguồn ảnh: Mường Thanh)

Ngoài ra, có một vài điều bạn phải đánh đổi như ít có thời gian gần gũi với gia đình, phải tăng tốc làm việc vào những ngày người khác đi chơi, ăn uống không đúng bữa… Không chỉ vậy, để phát triển trong ngành này, bạn cũng cần đến khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để phục vụ khách nước ngoài.

Do đó, để không bị “vỡ mộng”, bạn cần mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế để quyết định xem liệu bản thân có thể đương đầu với những áp lực xảy đến khi chọn ngành này hay không.

Trình độ học vấn

Nhiều bạn băn khoăn học ngành Quản trị khách sạn thì nên chọn đại học, cao đẳng, trung cấp hay học nghề. Thực ra, học gì ra trường bạn cũng có thể tìm việc làm. Cơ hội việc làm ngành này không thiếu, cộng với đặc thù không quá chú trọng bằng cấp đại học khi mới ra trường (tuy nhiên xét về tiềm năng thăng tiến thì sẽ phụ thuộc vào yêu cầu bằng cấp mỗi nơi).

mặt trái QTKS về bằng cấp

Mức độ chú trọng bằng cấp sẽ tùy thuộc vào nơi bạn ứng tuyển
(Nguồn ảnh: Solaria Hanoi Hotel)

Quan trọng nhất khi tìm việc đó là kỹ năng của bạn có đáp ứng được yêu cầu công việc và có thiện chí muốn gắn bó với doanh nghiệp không. Không ít bạn trẻ có năng lực tay nghề yếu, thái độ kém, thiếu đam mê nên bị đào thải rất nhanh. Vì vậy, bạn chọn mô hình nào để học cũng tốt cả, miễn phù hợp với năng lực bản thân, khả năng tài chính và mục tiêu tương lai.

Nhìn chung, gen Z yêu thích môi trường làm việc sang trọng, giờ giấc linh động, thường xuyên giao tiếp có thể chọn ngành Quản trị khách sạn như một hướng đi đầy tiềm năng. Tuy nhiên, trước khi đặt bút chọn ngành, chọn trường, bạn cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm ngành nghề, cũng như cân nhắc năng lực bản thân, rồi sau đó mới xác định nên học theo hình thức nào, học phí bao nhiêu và bằng cấp ra sao cho phù hợp với nguyện vọng.

Hướng Nghiệp Á Âu – Địa chỉ học Quản trị nhà hàng khách sạn cho gen Z

Hiện Hướng Nghiệp Á Âu đang chiêu sinh các khóa học ngành Quản trị nhà hàng khách sạn như Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Quốc Tế, Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn, Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp… dành cho bạn trẻ muốn học ngắn hạn dưới 1 năm và được cấp chứng chỉ uy tín để nhanh có việc làm.

học viên QTKS Á Âu

Giảng viên tận tình hướng dẫn nghiệp vụ cho học viên Hướng Nghiệp Á Âu

Dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên thuộc cấp quản lý đến từ thương hiệu InterContinental, Renaissance, New World, Majestic…, bạn trẻ sẽ được đào tạo nghiệp vụ và kiến thức theo đúng xu hướng tuyển dụng hiện nay, giúp các bạn ra trường có đủ tay nghề và nhanh chóng tìm được công việc như ý.

Đồng thời, Hướng Nghiệp Á Âu sẽ hỗ trợ giới thiệu thực tập tại nhà hàng, khách sạn, resort… trong 2 – 4 tháng. Kết thúc khóa học, bạn trẻ sẽ nhận chứng chỉ từ Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp và Hướng Nghiệp Á Âu. Bằng cấp chắc chắn sẽ là lợi thế trong mắt các nhà tuyển dụng khi bạn trẻ ứng tuyển.

Để được tư vấn cụ thể về nội dung chương trình, học phí, địa điểm học… của các khóa học ngành Quản trị nhà hàng khách sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu, các bạn hãy nhanh tay điền vào form bên dưới nhé.

Điểm: 5 (14 bình chọn)

Tác giả: Huyên Tô Bội

Tô Bội Huyên ước mơ trở thành một quản lý tại khách sạn 5 sao. Hiện Tô Bội Huyên là biên tập viên của trang Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu. Hy vọng những bài viết chia sẻ kiến thức của Tô Bội Huyên sẽ được mọi người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn