Sparkling wine là gì? Với những bạn lần đầu tìm hiểu về rượu vang, ắt hẳn sparkling wine, Champagne… sẽ là các chủ đề vô cùng thú vị. Trong bài viết sau, Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu sẽ cùng bạn tìm hiểu những khía cạnh xoay quanh sparkling wine.
Sparkling wine là gì?
Sparkling wine (tên tiếng Việt là vang sủi bọt) là loại vang được lên men hai lần. Sau lần lên men đầu tiên, rượu được cho vào chai và trong lần lên men thứ hai, người ta thêm đường và khí CO2 để tạo thêm độ ngọt và độ sủi bọt.
Sparkling wine là gì? (Nguồn ảnh: The Spruce Eats)
Vang sủi bọt có màu vàng ánh kim hoặc hồng nhạt với nồng độ cồn là 8 – 15% ABV. Nhiệt độ lý tưởng để phục vụ sparkling wine thường là 6 – 10 độ C và không dùng chung đá. Dựa theo chuyên trang rượu vang winefolly, sparkling wine có sự đa dạng về mùi vị như hương hoa, vỏ chanh, bánh mì nướng, táo vàng, hạt phỉ…
So sánh sparkling wine và Champagne
Champagne thực chất là sparkling wine. Tuy nhiên, loại sparkling wine này chỉ được gọi là Champagne khi thỏa mãn một vài điều kiện sau:
- Được sản xuất ở vùng Champagne của nước Pháp
- Được sản xuất từ ba giống nho gồm Pinot Noir, Pinot Meunier và Chardonnay
- Được lên men hai lần, khí CO2 có được một cách tự nhiên khi lên men lần hai trực tiếp trong chai
Chỉ khi đáp ứng đúng các tiêu chí trên, sparkling wine mới được gọi là Champagne của Pháp, còn nếu không sẽ được kinh doanh dưới những cái tên như Sekt (Đức), Cava (Tây Ban Nha), Cap Classique (Tây Ban Nha), Prosecco (Ý), Espumante (Bồ Đào Nha)…
Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, sparkling wine mới được gọi là Champagne
(Nguồn ảnh: How we made it in Africa)
Theo winefolly, Champagne có nồng độ cồn của Champagne là 10 – 11.5% ABV với nhiệt độ phục vụ tiêu chuẩn là 3 – 7°C trong ly flute. Champagne được gợi ý dùng kèm với bất kỳ món gì được chế biến theo phương pháp chiên, chứa nhiều muối, món cá…
Các cách phân loại Champagne
Champagne được phân loại dựa theo những tiêu chí sau:
Theo chất lượng
- Non-vintage: Làm từ 3 loại nho của những năm thu hoạch khác nhau (ủ 3 – 4 năm)
- Vintage: Làm từ nho Pinot Noir và Chardonnay được thu hoạch cùng năm (ủ 3 – 6 năm)
- Cuvee de Prestige: Làm từ nho Pinot Noir và Chardonnay chọn lọc nhất (ủ 6 – 8 năm)
Theo độ ngọt (căn cứ vào số gram đường/lít Champagne)
Dựa trên thông tin bài viết “What Is Champagne?” từ thespruceeats.com, Champagne được phân loại theo độ ngọt như sau:
- Brut nature: 0 – 3 gr
- Extra brut: 0 – 6 gr
- Brut: 0 – 12 gr
- Extra dry: 12 – 17 gr
- Dry: 17 – 32 gr
- Demi-sec: 32 – 50 gr
- Sweet: 50+ gr
Có thể phân loại Champagne theo nhiều cách (Nguồn ảnh: MyRecipes)
Theo màu sắc
Dựa theo bài viết “Wine Folly’s Champagne Handy Guide”, có thể chia Champagne thành các loại sau:
- Champagne đỏ (Blanc de Noirs): được sản xuất từ giống nho Pinot Noir và Pinot Meuiner, thường có hương vị của quả mâm xôi và dâu
- Champagne trắng (Blanc de Blancs): được sản xuất từ giống nho Chardonnay, thường có hương vị của táo và chanh
- Champagne hồng: được sản xuất từ nho trắng và nho đỏ
Kết hợp sparkling wine và thức ăn
Theo winefolly, vang sủi bọt khá “dễ tính” khi phối hợp với thức ăn do có độ tannin thấp và độ acid cao. Sau đây là một số gợi ý cách kết hợp sparkling wine và thức ăn:
Sparkling wine và beef steak
Theo glassofbubbly, nếu muốn dùng kèm beef steak với sparkling wine hay Champagne, bạn có thể cân nhắc các nhà sản xuất như Nicolas Feuillatte, Veuve Clicquot, Moët & Chandon…
Sparkling wine và trứng cá hồi
Trứng cá hồi dùng chung với các dòng vang sủi từ vùng Champagne, Pháp (Moët & Chandon, Veuve Clicquot…) hoặc các dòng vang sủi từ vùng Bourgogne, Pháp (Honore Louis, Paul Delane…) sẽ rất thích hợp.
Sparkling wine và hàu
Các dòng vang sủi làm từ giống nho trắng của vùng Champagne sẽ phù hợp để dùng chung hàu.
Sparkling wine và súp
Súp lạnh và súp kem được khuyến khích dùng chung với vang sủi bọt khô (dry sparkling) từ California, Mỹ hoặc Úc.
Trên đây là những thông tin giải đáp sparkling wine là gì, cách phân biệt sparkling wine với Champagne, cách kết hợp thức ăn với sparkling wine… Để có thêm kiến thức về rượu vang và nghiệp vụ phục vụ trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé.
Ý kiến của bạn