Kinh Doanh Homestay Và Những Thủ Tục Đăng Ký Phải Tuân Thủ

Những năm trở lại đây, kinh doanh homestay phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều chủ đầu tư nhìn nhận được tiềm năng của mô hình này đã không ngần ngại rót vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn mạnh là chưa đủ để triển khai kinh doanh homestay. Bạn phải nắm rõ các thủ tục đăng ký homestay cũng như quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ lưu trú để tránh sai phạm đáng tiếc.

Điều kiện kinh doanh homestay

Homestay là một trong những loại hình kinh doanh lưu trú du lịch được điều chỉnh bởi Mục 3, Chương 6 Luật Du lịch 2017 và được hướng dẫn tại Điều 17, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của Luật Du lịch.

Tại Khoản 1.7, Mục 1, Phần II của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL có hiệu lực ngày 30/01/2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP có quy định về tiêu chí phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch như sau:

“Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”.

Homestay
Homestay là mô hình lưu trú được các bạn trẻ hiện nay săn đón (Ảnh: Nguồn Internet)

Đồng thời, tại Điều 49 Luật Du lịch năm 2017 quy định về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Nếu đáp ứng những điều kiện kinh doanh trên, bạn có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, bao gồm mô hình homestay.

Quy định về thủ tục đăng ký homestay

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và trình tự đăng ký được quy định tại điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)

b) Ngành, nghề kinh doanh

c) Số vốn kinh doanh

d) Số lao động

Kinh doanh homestay theo quy định của pháp luật
Kinh doanh homestay cần thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo phụ lục III-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh

– Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ

Trên đây là bài viết tìm hiểu những quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký homestay khi kinh doanh. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn triển khai kinh doanh thành công!

Điểm: 5 (10 bình chọn)

Tác giả: Thắng Lâm Đoàn

Lâm Đoàn Thắng là một người đam mê về ngành nhà hàng khách sạn, với ước mơ trở thành một người quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Lâm Đoàn Thắng không ngừng học hỏi, và hiện nay đang là một biên tập viên lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn