Có Nên Đổi Việc Sang Ngành Nhà Hàng Khách Sạn Trong Năm 2022?

Suốt hơn một năm qua, hầu hết mọi ngành nghề trên thế giới đều bị chao đảo bởi COVID-19. Trong đó, ngành du lịch bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, khiến nhiều người phải “giải nghệ”, tìm công việc khác để duy trì cuộc sống. Thế nhưng tình hình dịch bệnh đang được khống chế tại Việt Nam đã lóe lên tia hy vọng mới không chỉ cho người trong ngành mà cả những nhân sự ngành khác đang muốn chuyển việc. Vậy năm 2022 phải chăng là giai đoạn thích hợp để chuyển hướng sang ngành Nhà hàng Khách sạn?

Nhiều nhân sự ngành khác đang muốn đầu quân cho Nhà hàng Khách sạn

Trong thời gian qua, Hướng Nghiệp Á Âu liên tục nhận được tin nhắn, cuộc gọi từ số lượng lớn khách hàng vốn không phải là nhân sự trong ngành Nhà hàng Khách sạn, mà họ chủ yếu muốn chuyển sang công việc mới thuộc mảng Nhà hàng Khách sạn. Điều đó chứng tỏ rất nhiều người đang rục rịch muốn thay đổi công việc hiện tại để chọn một hướng đi mới: Ngành Nhà hàng Khách sạn.

Ngành Nhà hàng Khách sạn nhận được sự quan tâm của rất nhiều “dân ngoại đạo”
(Nguồn ảnh: Pullman)

Đối tượng muốn chuyển ngành vô cùng đa dạng, dàn trải từ nhân viên kinh doanh bất động sản, điện tử, tài xế, nail, đầu bếp… và đủ lứa tuổi, có người muốn tìm hướng đi mới khi đã ở ngưỡng 30, có bạn chỉ mới là sinh viên năm 1 ngành Ngôn ngữ Anh. Thậm chí có người còn đang là giám đốc công ty lữ hành và muốn thử sức với vai trò quản lý khách sạn.

Bạn có thấy chính mình trong số đông đó không? Nếu có, thì liệu thời điểm này có an toàn để bạn tạm gác lại những kỹ năng vốn có, kinh nghiệm tích lũy đã lâu để nhảy sang một lĩnh vực hoàn toàn mới và phải học lại từ đầu?

Những điều cần biết nếu muốn học và làm ngành Nhà hàng Khách sạn

Lộ trình nghề nghiệp

Trừ phi bạn là chủ đầu tư, nếu không thì nấc thang khởi điểm trong ngành luôn ở cấp nhân viên, đặc biệt khi bạn là nhân sự ngành khác hoặc chưa từng có kinh nghiệm trong ngành dịch vụ. Ví dụ, nếu trước giờ bạn là giáo viên thì không thể bắt đầu với vị trí quản lý nhà hàng ngay được.

Nấc thang khởi điểm luôn ở vị trí nhân viên, trừ phi bạn là chủ đầu tư
(Nguồn ảnh: Hôtel des Arts Saigon MGallery Collection)

Có rất nhiều vị trí khởi điểm tiềm năng như lễ tân, phục vụ bàn, nhân viên buồng phòng, tổng đài, concierge… tại nhà hàng, khách sạn, resort, tàu du lịch… Những công việc này đòi hỏi tiếp xúc nhiều với khách hàng (dù gián tiếp hay trực tiếp) và đòi hỏi sức khỏe tốt, nghiệp vụ nghề, ngoại ngữ… Sau nhiều năm phấn đấu và tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể đạt các vị trí như giám sát nhà hàng, trưởng bộ phận buồng phòng, quản lý khách sạn…

Hiện thực “trần trụi” về ngành

Có một số lưu ý về thực tế ngành Nhà hàng Khách sạn mà bạn cần nhìn thẳng vào và cân nhắc. Ví dụ, nghề khách sạn không hề nhàn hạ như nhiều người vẫn lầm tưởng. Sẽ có cảnh làm đêm, tăng ca vào lễ tết nếu được yêu cầu, sẽ có ngày ăn uống thất thường tùy theo tình hình khách, sẽ có lúc đau chân, nhức tay vì di chuyển và bưng bê liên tục… nên sức khỏe là vấn đề cần được quan tâm.

Nghề khách sạn “nhìn vậy chứ không phải vậy”
(Nguồn ảnh: Renaissance Riverside Hotel Saigon)

Tiếp theo là thu nhập. Thu nhập ngành này gồm lương cơ bản, tiền tip, hoa hồng, phụ cấp… và phụ thuộc vào quy mô nơi bạn làm, tỉnh thành… Tuy nhiên, thu nhập khởi đầu sẽ rất khó vượt 10 triệu đồng/tháng. Thế nhưng ở vị trí quản lý thì mức lương sẽ khác. Ví dụ, theo Career Builder, lương trung bình của quản lý nhà hàng là 14.5 triệu đồng. Đặc biệt, điển hình của ngành dịch vụ là bạn sẽ tiếp xúc với đủ mọi kiểu tính cách khác nhau. Có khách sẽ lịch sự, nhỏ nhẹ với bạn, nhưng cũng có người sẵn sàng lớn tiếng “Cho tôi gặp quản lý!” khi họ không hài lòng. Do đó, muốn theo nghề này, trước tiên bạn cần học cách kiên nhẫn, lắng nghe và chịu đựng áp lực về mặt tâm lý.

Cần chuẩn bị những gì?

Kiến thức là yếu tố đầu tiên cần quan tâm. Muốn có khởi đầu suôn sẻ trong ngành này, bạn cần đầu tư vào một khóa học nghiệp vụ phục vụ và quản lý phù hợp để có kiến thức nền, kỹ năng làm nghề, kỹ năng mềm… Nếu có ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh) thì đó sẽ là lợi thế rất lớn và cần lưu ý trau dồi thêm từ vựng, mẫu câu chuyên ngành để phù hợp với bối cảnh công việc.

Ngoài tố chất sẵn có, bạn cần học bổ sung nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên ngành
(Nguồn ảnh: Sheraton Saigon Hotel & Towers)

Sức khỏe là vấn đề khác nên cân nhắc. Giờ làm việc trong ngành khách sạn khá linh động, mang tính chất xoay ca, yêu cầu làm đêm (vị trí lễ tân); thường xuyên bưng bê, đi bộ hàng nghìn bước mỗi ngày (phục vụ nhà hàng)… nên bạn phải tự đánh giá thể lực có đủ điều kiện để theo đuổi công việc này không.

Ngoài ra, muốn gắn bó lâu dài với nghề này, bạn cần có lòng yêu thích chăm sóc con người từ bữa ăn, giấc ngủ, sức chịu đựng và kiên nhẫn trước mọi tình huống xảy ra, mắt quan sát tỉ mỉ và biết sắp xếp công việc tốt, tuân thủ nội quy về đồng phục, giờ giấc…

Nhìn chung, nếu bạn đang nuôi ý định chuyển ngành thì Nhà hàng Khách sạn sẽ là một hướng đi đáng cân nhắc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm đôi nét chân thực về lĩnh vực này. Muốn dấn thân và thành công trong ngành Khách sạn, bạn cần tìm cho mình địa điểm học chất lượng, cấp chứng chỉ uy tín để được đào tạo tay nghề hiệu quả và dễ tìm việc hơn trong tương lai.  

Chọn đúng môi trường đào tạo phù hợp là bước khởi đầu khi bạn vào nghề

“Dân ngoại đạo” nên học ngành Nhà hàng Khách sạn ở đâu?

Hiện Hướng Nghiệp Á Âu đang chiêu sinh các khóa học Nhà hàng Khách sạn ngắn hạn, dành cho những ai yêu thích ngành này hoặc có ý định thay đổi công việc mới với thời lượng như sau:

  • Nghiệp Vụ Lễ Tân Chuyên Nghiệp (22 buổi)
  • Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng (38 buổi)
  • Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Hàng Khách Sạn (65 buổi)

Khi tham gia khóa học, học viên sẽ được đào tạo kỹ năng làm nghề và truyền đạt kinh nghiệm thực tế từ đội ngũ giảng viên đến từ các tên tuổi lớn như InterContinental, New World, Renaissance… nhằm trang bị nghiệp vụ chuẩn và tư duy đúng đắn của một nhân sự ngành để sẵn sàng đi làm sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, nội dung học còn xoay quanh kiến thức về quản lý, kinh doanh… hoàn toàn phù hợp với những ai đang có ý định kinh doanh nhà hàng, khách sạn… Song song đó, chương trình còn hướng đến các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết than phiền, xử lý tình huống, bí quyết bán hàng hiệu quả…

Hướng Nghiệp Á Âu sẽ hỗ trợ giới thiệu thực tập tại khách sạn 4 – 5 sao khi học viên có nhu cầu, đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khóa như hotel tour, restaurant tour, ngày hội tuyển dụng… để học viên sớm kết nối với nhà tuyển dụng.

Kết thúc khóa học, học viên sẽ nhận chứng chỉ từ Hướng Nghiệp Á Âu và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, có giá trị sử dụng trên toàn quốc.

Hãy nhanh tay điền vào form đăng ký bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 hoặc 1800 2027 để được định hướng tốt hơn và tư vấn rõ hơn về địa điểm học, điều kiện đăng ký, học phí… bạn nhé!

Điểm: 4.8 (10 bình chọn)

Tác giả: Đình Nam

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn