Khách Sạn Nên Làm Gì Vào Mùa Thấp Điểm?

Kinh doanh khách sạn vào mùa thấp điểm khiến không ít chủ đầu tư hay quản lý gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, dễ dẫn đến phá sản do không có chính sách thúc đẩy cụ thể. Tuy nhiên, đây lại chính là thời điểm thuận lợi để triển khai những hạng mục công việc cần thiết khác. Bạn đã biết khách sạn cần làm gì vào mùa thấp điểm chưa? Đừng bỏ lỡ bài viết Quantrinhahang chia sẻ dưới đây nhé!

Phân biệt mùa cao điểm và thấp điểm trong kinh doanh khách sạn

Khách sạn là ngành Dịch vụ mang những đặc thù không giống bất kỳ những ngành kinh tế nào khác vì thường phân chia thành 2 mùa rõ rệt bao gồm:

  • Mùa cao điểm: Khoảng thời gian vào mùa hè từ tháng 5 đến hết tháng 8 do nhu cầu du lịch của khách nội địa và quốc tế đi tham quan và du lịch. Đặc biệt, những khách sạn ven biển vào thời gian này hầu như không còn phòng trống.
  • Mùa thấp điểm: Khoảng thời gian từ tháng 9 – 2 năm sau vì thời tiết không thuận lợi nên nhu cầu du lịch thường thấp.

Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa hai mùa không cố định, có thể xê dịch thậm chí thay đổi và giao nhau qua từng năm.

kinh doanh khach san
Kinh doanh khách sạn phân chia thành hai mùa rõ ràng

Quản lý khách sạn nên làm gì vào mùa thấp điểm?

Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Vào mùa thấp điểm, đa phần khách lẻ sẽ không có nhu cầu đi du lịch nhưng đây lại chính là thời gian các doanh nghiệp đẩy mạnh các chương trình hội thảo, hội nghị kết hợp du lịch, hoạt động teambuilding cho nhân viên. Hơn nữa, tháng 9-12 còn rơi vào mùa cưới nên nhóm khách hàng thuê sảnh tổ chức tiệc hay thuê phòng hưởng tuần trăng mật tăng mạnh.

Tuy nhiên vì là mùa thấp điểm nên hầu hết khách sạn đều cạnh tranh khốc liệt về giá cả và các chương trình khuyến mãi để lôi kéo 2 nhóm đối tượng khách hàng trên. Chính vì vậy, quản lý khách sạn nên nhanh nhạy và sáng tạo trong việc xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất có thể như giảm giá phòng 50% cho cặp vợ chồng mới cưới, miễn phí dịch vụ spa khi check-in tại khách sạn hay ưu đãi giá các dịch vụ (ăn uống, gym, giặt là…) cho đoàn từ 5 người trở lên nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.

cac chuong trinh khuyen mai
Các chương trình khuyến mãi sẽ hấp dẫn khách hàng vào mùa thấp điểm

Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên

Mùa thấp điểm thường vắng khách là khoảng thời gian thích hợp nhất để khách sạn tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho mùa cao điểm tiếp theo. Quản lý bộ phận sẽ trực tiếp kiểm tra, huấn luyện và đào tạo kiến thức lẫn kỹ năng cho từng nhân viên của mình nhằm đảm bảo tất cả có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Thông thường, các tập đoàn khách sạn đang hoạt động tại Việt Nam sẽ đưa những nhân viên xuất sắc đi đào tạo, tấp huấn ở nước ngoài vào mùa thấp điểm để học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tại hệ thống khách sạn nổi tiếng trên toàn cầu.

mua thap diem
Mùa thấp điểm thuận lợi để bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên

Ngoài ra, công tác bảo dưỡng hệ thống cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị của khách sạn cũng cần được thực hiện trong mùa thấp điểm. Mục đích của việc này là nhằm phát hiện kịp thời những hư hỏng hay nguy cơ hư hỏng để sửa chữa, bảo trì kịp thời và nâng cao tuổi thọ cơ sở vật chất của khách sạn.

Tổ chức hoạt động teambuilding cho nhân viên

Kinh doanh khách sạn bên cạnh chú trọng đến khách hàng còn phải quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Mùa thấp điểm chính là dịp để các khách sạn tổ chức hoạt động teambuilding nhằm gắn kết tinh thần tập thể của nhân viên. Thông qua những chuyến tham quan, du lịch trong hoạt động teambuilding, nhân viên khách sạn sẽ trở nên đoàn kết, hiểu nhau hơn và phối hợp ăn ý trong công việc. Tùy theo nguồn kinh phí của khách sạn mà nhân viên sẽ được đi du lịch trong nước hoặc nước ngoài.

hoat dong teambuilding
Các hoạt động teambuilding cho nhân viên khách sạn nên tổ chức vào mùa thấp điểm

Quantrinhahang.edu.vn vừa cùng bạn tìm hiểu những hạng mục công việc khách sạn nên làm trong mùa thấp điểm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh khách sạn của bạn trong hiện tại và tương lai.

Điểm: 5 (11 bình chọn)

Tác giả: Thắng Lâm Đoàn

Lâm Đoàn Thắng là một người đam mê về ngành nhà hàng khách sạn, với ước mơ trở thành một người quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Lâm Đoàn Thắng không ngừng học hỏi, và hiện nay đang là một biên tập viên lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn