Sang Nhượng Khách Sạn Là Gì – Thủ Tục Sang Nhượng Khách Sạn

Kinh doanh khách sạn bên cạnh hình thức xây mới còn có hình thức khác được nhiều chủ đầu tư lựa chọn chính là sang nhượng. Hình thức sang nhượng khách sạn gần đây trở nên phổ biến bởi đây là hình thức mua bán khách sạn giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa thời gian xây dựng và giảm thiểu chi phí đầu tư. Hãy cùng http://quantrinhahang.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về sang nhượng khách sạn là như thế nào.

Sang nhượng khách sạn là gì?

Sang nhượng là buôn bán và sang tên chủ sở hữu vật có giá trị (thường là bất động sản) từ người này sang người khác. Sang nhượng khách sạn là hình thức chủ sở hữu khách sạn chuyển nhượng toàn quyền sở hữu khách sạn của họ cho một người khác đứng tên thông qua các thủ tục pháp lý do pháp luật quy định.

sang nhuong khach san
Sang nhượng khách sạn là hình thức sang tên chủ sở hữu khách sạn

Thủ tục sang nhượng khách sạn

1. Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nguyên tắc chuyển nhượng là hợp đồng đăng ký kinh doanh ở đâu sẽ nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại đó. Sau khi thay đổi chủ cơ sở, bạn cần tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật nếu cơ sở là doanh nghiệp.

2. Về giấy chứng nhận Phóng cháy Chữa cháy

Theo Khoản 3, Điều 49, Nghị định 79/2014/NĐ – CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật Phòng cháy và Chữa cháy chữa sửa đổi: “Trường hợp cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó phải làm hồ sơ gửi cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy đã cấp giấy xác nhận trước đó để cấp lại hoặc đổi giấy xác nhận mới”.

xin giay phep chap nhan PCCC
Sang nhượng khách sạn cần xin cấp lại giấy chứng nhận Phòng cháy Chữa cháy

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Điều 19 Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/nđ-cp ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Theo đó, thủ tục, thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

Trường hợp đổi giấy xác nhận khi doanh nghiệp, cơ sở có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị đổi giấy xác nhận
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sau khi thay đổi

Thời hạn giải quyết đổi giấy xác nhận không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Về giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự : “Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì khi cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện hợp pháp theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cơ sở kinh doanh phải làm văn bản đề nghị (kèm theo các tài liệu chứng minh sự cần thiết phải đổi lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự) gửi cơ quan Công an đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để cấp lại hoặc đổi giấy chứng nhận mới”.

giay xac nhan an ninh
Giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự cũng cần xin cấp mới khi sang nhượng khách sạn

Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự chỉ cần có văn bản đề nghị nêu rõ lý do và nộp bản sao hợp lệ tài liệu liên quan đến sự cần thiết phải cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Thời gian giải quyết trong vòng 7 ngày làm việc.

Trên đây là bài viết cung cấp đến bạn kiến thức về sang nhượng khách sạn là gì. Chủ đầu tư khi sử dụng hình thức sang nhượng khách sạn cần đặc biệt lưu ý đến các thủ tục trên để hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Điểm: 5 (7 bình chọn)

Tác giả: Thắng Lâm Đoàn

Lâm Đoàn Thắng là một người đam mê về ngành nhà hàng khách sạn, với ước mơ trở thành một người quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Lâm Đoàn Thắng không ngừng học hỏi, và hiện nay đang là một biên tập viên lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn