“Nhà hàng tiếng Anh là gì?” là câu hỏi đầu tiên của những bạn trẻ bước đầu học tiếng Anh chuyên ngành Nhà hàng. Để tìm hiểu kiến thức tiếng Anh nhà hàng, Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Nhà hàng tiếng Anh là gì?
Nhà hàng tiếng Anh là restaurant. Có rất nhiều loại hình nhà hàng bao gồm:
- Buffet restaurant: Nhà hàng buffet
- Cafeteria: Quán ăn tự phục vụ
- Fast food restaurant: Nhà hàng thức ăn nhanh
- Fine dining restaurant: Nhà hàng cao cấp
- Ethnic restaurant: Nhà hàng dân tộc
Các vị trí trong nhà hàng bằng tiếng Anh
- Restaurant manager: Quản lý nhà hàng
- F&B manager: Giám đốc bộ phận Ẩm thực
- Restaurant supervisor: Giám sát nhà hàng
- Bar manager: Quản lý bar
- Chef: Bếp trưởng
- Cook: Đầu bếp
- Assistant cook: Phụ bếp
- Maitre d’hotel/ Head waiter: Trưởng nhóm phục vụ
- Lounge waiter: Nhân viên trực sảnh
- Banquet server: Nhân viên phục vụ tiệc
- Waiter/ Waitress: Bồi bàn nam/ Bồi bàn nữ
- Food runner: Nhân viên chạy món
- Order taker: Nhân viên điểm món
- Bartender: Nhân viên pha chế
- Barista: Nhân viên pha chế cà phê
- Baker: Thợ làm bánh
- Host/ Hostess: Nhân viên đón tiếp
- Steward: Nhân viên rửa bát
Xem thêm
- Tiếp Thực Là Gì? Khám Phá Vai Trò, Công Việc Tiếp Thực
- Nhân Viên Vệ Sinh Công Cộng Trong Khách Sạn Là Ai?
Những lưu ý khi dùng tiếng Anh nhà hàng
Với chức danh quản lý hoặc giám sát luôn có chữ manager hoặc supervisor theo sau. Ví dụ Restaurant manager (Quản lý nhà hàng), F&B supervisor (Giám sát bộ phận Ẩm thực)…
Với chức danh có vai trò trợ lý thì luôn đi kèm chữ assistant phía trước. Ví dụ Assistant cook (Phụ bếp)…
Nhân viên nhà hàng cần nắm rõ yêu cầu về chế biến món ăn của khách để phục vụ chính xác. Ví dụ tái (rare), tái chín (medium rare), chín vừa (medium), chín kỹ (well done).
Nhận biết tên gọi, đặc điểm nhận dạng và mục đích sử dụng của từng loại ly. Ví dụ ly uống rượu cognac (snifter), ly rượu mạnh (old fashioned glass), cốc thức uống nhiệt đới (hurricane), ly rượu cocktail lạnh (martini).
Tên các loại dĩa, nĩa, dao khi thêm phụ tố phía trước sẽ cho ra tên theo công dụng. Ví dụ dĩa ăn chính (show plate), dĩa bánh mì (bread plate), dĩa đựng bơ (butter dish), nĩa ăn cá (fish fork), nĩa ăn xà lách (salad fork), nĩa ăn tráng miệng (dessert fork), dao ăn chính (dinner knife).
Đối với các món ăn, nhân viên phục vụ cần nắm rõ cách thức chế biến để tư vấn cho khách. Ví dụ hấp (steam), hầm (stew), nướng (grill), quay (roast), áp chảo (saute).
Chúng ta vừa cùng nhau giải đáp câu hỏi “Nhà hàng tiếng Anh là gì?” và khám phá các chức danh nhà hàng bằng tiếng Anh. Chúc bạn ứng dụng thành công những kiến thức này vào thực tế nhé!
Nếu bạn quan tâm khóa học tiếng anh nhà hàng khách sạn hãy điền thông tin vào form bên dưới để được chúng tôi hướng dẫn ngay nhé.
Ý kiến của bạn