Từ Shipper Thành Ông Chủ 70 Nhà Hàng Tại Hong Kong & Trung Quốc

Bắt đầu là nhân viên giao hàng từ khi chỉ mới là cậu bé năm 1966, giờ đây cậu thiếu niên ấy đã là ông chủ của chuỗi cửa hàng Tsui Wah, với hơn 50 nhà hàng ở Hong Kong cùng 20 nhà hàng ở Trung Quốc đại lục và một nhà hàng ở Macau.
“Tôi từng là một cậu bé giao hàng, nhưng tôi luôn là một người hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống”, ông Lee Yuen-hong tự hào nói.

Lee thức dậy lúc 2, 3h giờ sáng và học cách làm bột cho bánh mì, sau đó học làm bánh từ 5h sáng đến 6h sáng. Nhờ sự chăm chỉ và kiên trì, Lee dần học nấu ăn, làm đầu bếp và trở thành bếp trưởng khi làm việc ở một số nhà hàng từ năm 1973 đến 1989.

tỷ phú Lee Yuen-hong
Tỷ phú Lee Yuen-Hong

Sau đó, Lee tiếp quản công việc của Tsui Wah bằng cách mua lại nhà hàng San Po Kong Tsui Wah. “Khi tôi gia nhập ngành này, hầu như không có ‘cha chaan teng’ nào trong thành phố”, ông nhớ lại.

‘Cha chaan teng’ là khái niệm xuất hiện trong những năm 1970, được định nghĩa là một nơi thoải mái cho người Hong Kong bất kể giàu nghèo thưởng thức bữa ăn hay những tách trà mang hương vị truyền thống.

Ngày nay, Hong Kong có hàng ngàn quán ăn này và chúng chiếm khoảng một phần ba ngành công nghiệp phục vụ của thành phố.

Tsui Wah sau đó được mở rộng sang đại lục bằng một ‘cha chaan teng’ tại Thượng Hải vào năm 2009. Người dân ở Thượng Hải đã chào đón nhà hàng này như một ‘cha chaan teng’ chính thống Hong Kong và món ăn Tsui Wah phục vụ được lấy làm chuẩn mực cho hương vị xứ Cảng Thơm. Sau đó, Tsui Wah tiếp tục được mở rộng ở đại lục và hiện nay đã có đến 20 cửa hàng.

Nhờ đổi mới để theo kịp thị hiếu ăn uống của người dân, Tsui Wah hiện phục vụ hơn 170 món ăn địa phương bao gồm trà sữa truyền thống, bánh giòn với sữa đặc ngọt, mì cá viên, gà cà ri và cơm gà Hải Nam.

những món ăn ở tsui wah
Những món ăn ở Tsui Wah tuy đa dạng những vẫn mang hương vị truyền thống

Điều khiến Tsui Wah khác biệt so với các ‘cha chaan teng’ khác là vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng đồ ăn được đề cao. “Một ‘cha chaan teng’ tốt không phải là thay đổi món ăn để phù hợp với thói quen ăn uống phổ biến, mà là để phục vụ những món ăn chất lượng mà khách hàng mơ ước và tiếp tục quay trở lại”, ông Lee nói.

Ông cũng thay đổi cấu trúc nhà hàng khi đặt bếp chính đặt ở tầng hầm, giúp giao tiếp tốt hơn giữa khách hàng và nhà bếp. Đây là điều kì lạ ở những nhà hàng vào thời gian đó.

Tuy ban đầu mọi người đều gặp khó khăn trong việc thích nghi với hệ thống hoàn toàn mới này, bởi đòi hỏi nhân viên phục vụ phải sử dụng thiết bị cầm tay và máy tính thay vì chỉ viết chúng xuống.

Nhưng Lee đã thuyết phục nhân viên của mình rằng những thay đổi này là xứng đáng. Và quả thật như vậy. Hệ thống này cực kỳ hiệu quả và hiện một lượng lớn các quán ăn ở Hong Kong và đại lục đều sử dụng hệ thống này.

nhân viên quán tsui wah
Nhân viên Tsui Wah ngày nay đã quen với nhận order món bằng thiết bị cầm tay

Lee còn cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi và xe máy nhằm tiếp cận đối tượng khách hàng cao cấp. Dịch vụ giao hàng được người dân của các khu dân cư đông đúc, bao gồm Lai Chi Kok, Cheung Sha Wan, Shek Kip Mei, Kowloon Tong và Nam Cheong đón nhận nồng nhiệt.

Lee cũng dành hẳn 1 triệu đô la Hồng Kông mỗi năm để đào tạo nhân viên.”Nhân viên là một trong những tài sản quan trọng nhất của Tsui Wah”, Lee nói, “bởi chính họ là những người duy trì các giá trị cốt lõi và văn hóa của nhà hàng”.

Hiện tại Tsui Wah đã thành công hơn nhiều so với ‘cha chaan teng’ thời Lee còn làm nhân viên. Cổ phiếu đã tăng 136 phần trăm lên 5,36 đô la Hồng Kông từ mức giá chào bán 2,27 đô la Hồng Kông.

Với hơn 70 nhà hàng, sắp tới Tsui Wah có kế hoạch tập trung nhiều hơn vào các thành phố hạng nhất hoặc khu vực phía đông và Vũ Hán.

Điểm: 5 (14 bình chọn)

Tác giả: Thắng Lâm Đoàn

Lâm Đoàn Thắng là một người đam mê về ngành nhà hàng khách sạn, với ước mơ trở thành một người quản lý khách sạn chuyên nghiệp. Lâm Đoàn Thắng không ngừng học hỏi, và hiện nay đang là một biên tập viên lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn