Checklist Là Gì? Các Mẫu Checklist Công Việc Nhà Hàng, Khách Sạn

Với những bạn trẻ mới đi làm nhà hàng, khách sạn, ắt hẳn sẽ thắc mắc checklist là gì. Để hoàn thành trơn tru công việc hằng ngày, bạn cần biết rõ checklist công việc là gì và bám sát theo đó. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn các mẫu checklist công việc nhà hàng, khách sạn.

Checklist là gì?

Checklist công việc là gì? Checklist là danh sách những công việc cụ thể cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo không bị thiếu sót. Hiện nay, checklist được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, bao gồm nhà hàng, khách sạn.

Cấp quản lý đánh giá mẫu checklist công việc khách sạn, nhà hàng có chức năng rất cần thiết, được sử dụng hằng ngày để giám sát nhiệm vụ của các bộ phận và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ.

check list là gì
Nhà hàng, khách sạn không thể thiếu checklist công việc cho từng vị trí

Mục đích của checklist công việc

Mục đích của checklist công việc chia thành hai đối tượng:

Đối với nhân viên

  • Giúp ghi nhớ mọi việc cần làm dù là nhỏ nhất, kiểm soát thời lượng cần thiết cho từng công việc
  • Sắp xếp việc nào trước việc nào sau một cách khoa học, đảm bảo tiến độ công việc
  • Duy trì các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn, đem đến cho khách sự hài lòng cao nhất.

Đối với quản lý

  • Phân biệt được việc nào cần tập trung thực hiện để định hướng nhân sự thuộc bộ phận do mình quản lý thực hiện theo, hướng tới hoàn thành mục tiêu chung.
  • Giúp phát hiện ra sai sót từ nhân sự nào đó trong bộ phận để sửa chữa, đánh giá chính xác năng lực của các nhân sự.

Mẫu checklist công việc

Mẫu checklist công việc nhà hàng

Sau đây là những công việc mà phục vụ bàn ca sáng cần làm:

  • Đến nhà hàng trước giờ làm việc khoảng 15 phút. Chấm công. Mở cửa nhà hàng, cửa phòng ăn (nếu có), bật đèn/điều hòa/quạt, kéo rèm (theo quy định).
  • Đảm bảo trang phục gọn gàng, chỉn chu theo quy định đồng phục nhà hàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Tham gia họp đầu ca do quản lý/gám sát nhà hàng tổ chức, nhận nhiệm vụ công việc và vị trí làm việc cụ thể trong ca tại bảng thông báo.
  • Làm vệ sinh đầu ca, setup bàn ghế theo quy định.
nhân viên phục vụ cần nắm rõ checklist
Nhân viên phục vụ bàn cần nắm rõ checklist để không bị sót việc
  • Lau và chuẩn bị xe đẩy; lau công cụ dụng cụ gồm đĩa, chén, tô, dao, muỗng, nĩa, đũa để sẵn sàng phục vụ.
  • Xem sổ bàn giao ca của ca trước để biết được công việc đã làm, công việc đang làm dở và công việc cần làm ngày hôm nay.
  • Ra quầy lễ tân nhận phiếu chính xác về số lượng bàn ăn đã đặt, số lượng khách, số lượng món ăn theo số bàn tương ứng, yêu cầu đặc biệt của khách.
  • Thông báo cho bộ phận bar và bếp biết thông tin về bàn khách đặt trước để phối hợp phục vụ.
  • Luôn trong tư thế sẵn sàng chào đón và phục vụ khách theo tiêu chuẩn nhà hàng.
  • Phục vụ khách đã đặt bàn từ trước: khi khách đến nhà hàng dùng bữa, nhân viên phục vụ mở cửa, cúi chào khách, hỏi xem khách đã đặt bàn chưa và dẫn khách vào đúng bàn đã setup theo yêu cầu – thông báo với bar, bếp phục vụ cho khách theo đúng trình tự thực đơn – quan sát khách để kịp thời đáp ứng yêu cầu và giải đáp thắc mắc của khách nếu cần – xin phép khách thu dọn bớt đồ bẩn trên bàn nếu được.
  • Phục vụ khách chưa đặt bàn: khi khách đến, nhân viên phục vụ mở cửa, cúi chào lịch sự, mời khách vào bàn – mang thực đơn cho khách – tư vấn, hướng dẫn khách chọn món và lấy order từ khách – mang phiếu order giao cho thu ngân để in hóa đơn rồi giao và thông báo cho bar, bếp thực hiện cho khách – setup bàn ăn theo thực đơn khách đã chọn – quan sát khách để kịp thời đáp ứng yêu cầu và giải đáp thắc mắc của khách – xin phép khách thu dọn bớt đồ bẩn trên bàn.
  • Trường hợp nhà hàng áp dụng hình thức order tại quầy thì nhân viên phục vụ tiếp nhận phiếu order từ nhân viên lễ tân và thực hiện các công việc tương tự còn lại như trên.
  • Lấy hóa đơn thanh toán từ thu ngân và giao cho khách khi khách yêu cầu thanh toán. Nhận tiền từ khách. Lưu ý đếm tiền trước mặt khách, đọc lớn số tiền khách cần thanh toán, số tiền đã nhận từ khách rồi mang ra cho thu ngân. Lấy hóa đơn thanh toán, tiền thừa (nếu có) và gửi lại khách.
  • Xin ý kiến khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng (nếu cần), cảm ơn khách, chào khách và hẹn gặp lại.
  • Thu dọn toàn bộ đồ bẩn trên bàn, phân loại và xử lý đồ bẩn đúng nơi quy định; phân loại dụng cụ vào đúng vị trí trên xe đẩy, chuyển cho nhân viên rửa bát.
  • Setup lại bàn mới sẵn sàng phục vụ lượt khách mới
  • Ăn trưa theo giờ quy định (thông thường, mỗi nhân viên sẽ có 30 phút để ăn trưa, các nhân viên thay phiên nhau đi ăn và phải đảm bảo số lượng nhân viên ở lại đủ để phục vụ khách)
  • Kiểm tra lại vệ sinh khu vực được phân công, đảm bảo sạch sẽ – cập nhật thông tin vào sổ nhật ký làm việc, xóa bỏ những tồn đọng đã hoàn thành, thêm mới những việc phát sinh – báo cáo công việc cho quản lý/giám sát, bàn giao công việc cho ca sau.
  • Kết thúc ca làm việc.

Mẫu checklist công việc khách sạn

Dưới đây là checklist công việc của lễ tân ca sáng:

  • Đảm bảo trang phục gọn gàng, đúng quy định, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào ca.
  • Chấm công.
  • Họp với quản lý ca đêm, quản lý ca ngày, bàn giao công việc với lễ tân ca đêm.
  • Đọc và tóm tắt các thông tin liên quan từ log-book gồm thông tin khách đoàn (GIT), thông tin khách lẻ (FIT), nhiệm vụ hàng ngày, công việc tồn đọng ca trước.
  • Nhắc nhở ca đêm in, nộp báo cáo ca.
  • Kiểm tra nhạc nền, ánh sáng sảnh (tắt bớt thiết bị điện không cần thiết).
  • Làm vệ sinh khu vực làm việc, đảm bảo đầy đủ các thiết bị, máy móc phục vụ công việc.

Lễ tân cần bám sát checklist để đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn

  • Chuyển thông tin nhiệm vụ chính trong ngày tới các bộ phận liên quan như danh sách khách check-out, check-in… 
  • Kiểm tra thời gian đến của GIT, FIT; chuẩn bị hồ sơ check-in khách đoàn, lẻ đầy đủ.
lễ tân đang bám sát checklist dịch vụ khách sạn
Lễ tân cần bám sát checklist để đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn
  • Liên hệ với housekeeping (HK) chuẩn bị phòng cho khách.
  • Kiểm tra và nắm rõ tất cả các thông tin khách đến bao gồm: sở thích, yêu cầu đặc biệt, trăng mật, VIP, sinh nhật…
  • Theo dõi tình trạng phòng trên phần mềm quản lý khách sạn, làm việc với HK về phòng check in sớm.
  • Thực hiện check-in, check-out cho khách, đảm bảo tất cả regcard, booking được in ra và chuẩn bị đầy đủ; những phòng check-out phải đính kèm hóa đơn GTGT (nếu có) để nộp lại cho kế toán vào cuối ca.
  • Kiểm tra và đặt dịch vụ (thức ăn, hoa quả, rượu, trà…) nếu có cho các phòng yêu cầu.
  • Xử lý các công việc tồn đọng, ưu tiên những trường hợp khẩn cấp, có tính chất quan trọng.
  • Kiểm tra và đổi hóa đơn cho khách đoàn đến nếu có sự thay đổi số phòng.
  • Trao đổi tiền ngoại tệ với thủ quỹ nếu cần.
  • Kiểm tra thời gian đoàn đến với trưởng đoàn/ hướng dẫn viên; nắm bắt thông tin để chuẩn bị và sắp xếp công việc cần thiết sẵn sàng trước khi đoàn đến trước giờ ăn trưa.
  • Ăn trưa (thông thường, mỗi nhân viên sẽ có 30p để ăn trưa, các nhân viên thay phiên nhau ăn)
  • Thực hiện check-out, check-in tất cả các phòng liên quan
  • Kiểm tra phòng sắp check-out; gọi điện vào phòng cho khách nếu không có yêu cầu check-out muộn
  • Phối hợp với HK kiểm tra tất cả các phòng sắp checkout nhưng không có phản hồi
  • Cập nhật tình trạng phòng trên hệ thống
  • Kiểm tra quầy, bổ sung đầy đủ vật dụng cần thiết, cập nhật thông tin vào log-book, xóa bỏ những tồn đọng đã hoàn thành (có ghi chú); cập nhật những tồn đọng mới, việc cần bàn giao lại cho ca sau.
  • In báo cáo hàng ngày, báo cáo thu ngân, đảm bảo tất cả giao dịch trong ca chính xác.
  • Đóng ca, nộp toàn bộ khoản tiền thu được trong ca cho bộ phận kế toán.
  • Tham gia cuộc hộp giao ban, bàn giao công việc lại cho ca sau, kết thúc ca làm việc.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu checklist là gì và các mẫu checklist công việc nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó còn có mẫu checklist công việc vệ sinh, mẫu checklist các nguyên vật liệu… mà bạn có thể tham khảo ở những bài viết sau từ Quản Trị Nhà Hàng Á Âu. Ngoài ra, nếu muốn trở thành 1 người lễ tân chuyên nghiệp bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về customer service là gì, chắc chắn sau khi tìm hiểu rõ hơn về customer service và các mẫu check list công việc thì thời gian hoàn thành công việc của bạn chỉ trong tích tắc.

Điểm: 5 (18 bình chọn)

Tác giả: Huyên Tô Bội

Tô Bội Huyên ước mơ trở thành một quản lý tại khách sạn 5 sao. Hiện Tô Bội Huyên là biên tập viên của trang Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Á Âu. Hy vọng những bài viết chia sẻ kiến thức của Tô Bội Huyên sẽ được mọi người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn