Nhận biết và phân biệt tình trạng phòng là kỹ năng sơ đẳng của nghề lễ tân. Với những bạn trẻ mới vào nghề thì ngoài wake up call cho lễ tân thì các bạn vẫn chưa nắm rõ cách gọi tên tình trạng phòng, đặc biệt là phân biệt tình trạng phòng skip và sleep. Khi xảy ra sai sót thông tin phòng, các bạn cũng chưa rành rẽ quy trình xử lý chuẩn. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn tương tự thì hãy đọc ngay bài viết của Quản Trị Khách Sạn Á Âu sau đây nhé.
Cách phân biệt phòng skip và phòng sleep
Skip là tình trạng phòng được ghi nhận là có khách ở bộ phận Lễ tân, nhưng lại ghi nhận là phòng trống ở bộ phận Buồng phòng. Đôi khi nhầm lẫn này là do khách đi du lịch mang theo rất ít hành lý, hoặc khách được công ty thanh toán nên rời đi mà không báo Lễ tân.
Sleep là tình trạng phòng được ghi nhận là phòng trống ở bộ phận Lễ tân, nhưng thực tế phòng đó lại được bộ phận Buồng phòng ghi nhận là có khách đang ở. Sai sót này có thể do phòng đó vẫn còn bẩn từ ngày hôm trước, khách bị nhập sai số phòng, hoặc khách chưa được làm thủ tục nhập phòng trên PMS.
Quy trình xử lý thông tin sai lệch về tình trạng phòng
Kiểm tra thông tin sai lệch
Lọc ra danh sách những phòng bị sai thông tin trên PMS. Việc này cần thực hiện ít nhất 3 lần trong ngày và nhiều lần hơn nữa trong những ngày đông khách.
Xử lý các phòng skip (skipper)
- Xác nhận với bộ phận Buồng phòng là phòng đó thật sự trống
- Bộ phận Buồng phòng kiểm tra xem có hành lý không
- Bộ phận Lễ tân kiểm tra về tình trạng hóa đơn; nếu có hóa đơn chưa thanh toán thì báo ngay cho giám sát
Xử lý các phòng sleep (sleeper)
- Xác nhận với bộ phận Buồng phòng xem phòng đó thực sự có khách không
- Bộ phận Buồng phòng kiểm tra thực tế bên trong phòng xem có khách không; nếu thật sự có người thì cần xác minh danh tính của khách
Điều chỉnh chính xác tình trạng buồng
Mọi sai sót nhỏ đều có thể dẫn đến tổn thất lớn. Vì thế, là lễ tân khách sạn, bạn cần phân biệt tình trạng phòng skip và sleep một cách chính xác nhất để tránh nhầm lẫn dù là nhỏ nhặt nhất. Ngoài ra, tham khảo bài viết lễ tân khách sạn và những tình huống thường gặp để giúp bạn ứng xử khéo léo hơn trong công việc thường ngày nhé. Hy vọng với bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân biệt 2 loại phòng này.
Ý kiến của bạn