Tiêu chuẩn 5S không còn là khái niệm quá mới đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ẩm thực như khách sạn, nhà hàng, resort cũng không ngoại lệ. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về 5S là gì, thì trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng phân tích về định nghĩa và ứng dụng của tiêu chuẩn 5S này.
5S là gì?
5S là 5 chữ cái đầu của các từ sau:
- Sàng lọc (Seiri – Sorting out): Sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng
- Sắp xếp (Seiton – Storage): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ để tiện sử dụng khi cần
- Sạch sẽ (Seiso – Shining the workplace): Vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi thứ tại nơi làm việc
- Săn sóc (Seiletsu – Setting standards): Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên liên tục
- Sẵn sàng (Shitsuke – Sticking to the rule): Tạo thói quen tự giác, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng
Tiêu chuẩn 5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota, sau đó lan nhanh ra khắp các công ty Nhật Bản. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn 5S được áp dụng lần đầu tiên ở công ty Vyniko của Nhật vào năm 1993. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng tiêu chuẩn 5S này và mang lại nhiều lợi ích tức thời như chỗ làm việc gọn gàng, sạch sẽ, nhân viên cảm thấy thoải mái, năng suất làm việc tăng cao, tạo hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp…
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn 5S
Sau khi tìm hiểu 5S là gì, chúng ta cần biết ai nên sử dụng 5S. Mục đích của 5S là tạo ra môi trường làm việc khoa học, giảm thiểu sự lãng phí nên thích hợp cho doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nhà hàng – khách sạn…
Ý nghĩa của tiêu chuẩn 5S
Đảm bảo sức khoẻ nhân viên
Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Nâng cao năng suất
Người Nhật luôn khơi gợi ý thức trách nhiệm và tính tự giác của con người, tìm cách khiến nhân viên thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong khách sạn, người quản lý sẽ cố gắng khơi gợi ý thức trong nhân viên đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm của tôi”… Từ đó người lao động sẽ dễ chấp nhận chăm sóc “chỗ làm việc của mình” và hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.
Cách thực hiện tiêu chuẩn 5S là gì?
Bước 1: Chuẩn bị
Tiến hành đánh giá thực trạng 5S và lập kế hoạch triển khai tiêu chuẩn 5S như xác định ban chỉ đạo 5S, mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn, phân công trách nhiệm vệ sinh theo khu vực…
Bước 2: Phát động chương trình 5S
Phát động chương trình 5S để tất cả nhân viên được biết và cam kết thực hiện để triển khai có hiệu quả.
Bước 3: Tiến hành tổng vệ sinh
Toàn thể nhân viên dành nửa ngày hoặc 1 ngày tiến hành tổng vệ sinh nơi làm việc theo sơ đồ được phân công.
Bước 4: Tiến hành sàng lọc ban đầu
Trong quá trình khiển khai tổng vệ sinh, nhân viên tiến hành sàng lọc ban đầu để loại bỏ những đồ không hoặc chưa cần thiết tại khu vực làm việc. Những đồ chưa cần thiết sẽ được lưu trữ và có dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
Bước 5: Duy trì sàng lọc – sắp xếp – sạch sẽ
Ban chỉ đạo 5S căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện để điều chỉnh các hướng dẫn về đảm bảo an toàn sản xuất, giảm sự lãng phí trong các hoạt động…
Bước 6: Đánh giá nội bộ 5S
Kết thúc mỗi đợt triển khai, ban chỉ đạo 5S tiến hành đánh giá nội bộ để đưa ra các kế hoạch cải tiến cho giai đoạn sau và khen thưởng với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt.
Chúng ta vừa tìm hiểu 5S là gì và các bước triển khai tiêu chuẩn 5S từ quản trị nhà hàng khách sạn á âu. Nếu bạn đang là chủ hoặc quản lý doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn hoặc bất kể dịch vụ gì thì cũng nên ứng dụng tiêu chuẩn này để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và lý tưởng nhất.
Ý kiến của bạn